Soạn bài Tập đọc: Quyển sổ liên lạc trang 119 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Soạn bài Tập đọc: Quyển sổ liên lạc trang 119 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 3. Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?
Câu 1
Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... tập viết thêm ở nhà.
Lời giải chi tiết:
Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Câu 2
Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để làm gì ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Một hôm, bố lấy trong tủ... chữ mới được như vậy và nêu lí do.
Lời giải chi tiết:
Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để biết rằng chữ bố ngày xưa cũng rất xấu. Nhờ nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo tập viết nhiều thì chữ mới đẹp.
Câu 3
Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn cuối truyện, chú ý lời kể của bố.
Lời giải chi tiết:
Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì thầy đã hy sinh.
Câu 4
Trong sổ liên lạc, thầy (cô) nhận xét em thế nào ? Em làm gì để thầy cô vui lòng ?
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Em hãy xem lại sổ liên lạc của mình và đọc lời nhận xét của cô giáo.
- Để thầy cô vui lòng, em cần chăm chỉ rèn luyện và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.
Nội dung
Cuốn sổ liên lạc là ki niệm của bố Trung với thầy giáo cũ, cùng là lời nhắc nhở của bố với Trung rằng con cần cố gắng chăm chỉ hơn nữa thì sẽ đạt được mọi điều mình muốn. |
Bài đọc
Quyển sổ liên lạc
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?
Bố bảo:
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.
- Thế bố có được thầy khen không?
Giọng bố buồn hẳn:
- Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hy sinh.
NGUYỄN MINH
- Lắm hoa tay: ý nói khéo tay.
- Lời phê: lời nhận xét của thầy, cô.
- Hi sinh: chết vì việc nước.
Loigiaihay.com
-
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa. Dấu chấm. Dấu phẩy trang 120 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa. Dấu chấm. Dấu phẩy trang 120 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 1. Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) :
-
Soạn bài Tập đọc: Tiếng chổi tre trang 121 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Soạn bài Tập đọc: Tiếng chổi tre trang 121 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.
-
Chính tả (Nghe - viết): Tiếng chổi tre trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Tiếng chổi tre trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 3. Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng : a) Chỉ khác nhau ở âm đầu l hoặc n
-
Tập làm văn: Đáp lại lời từ chối. Đọc sổ liên lạc trang 123 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Tập làm văn: Đáp lại lời từ chối. Đọc sổ liên lạc trang 123 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau : a) Em muốn mượn bạn quyển truyện.
-
Chính tả (Tập chép): Chuyện quả bầu trang 118 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Chuyện quả bầu trang 118 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Điền vào chỗ trống : a. l hay n ?