Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (chi tiết)
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 1: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao.
Phần I
Video hướng dẫn giải
SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng (trang 72, 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?
Lời giải chi tiết:
* Các yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi.
- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nối bật màu hồng của hai gò má.
- Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.
* Các yếu tố biểu cảm:
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc: (suy nghĩ).
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, (cảm nhận).
- Phái bỏ lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng cửa người mẹ, đế bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng (cảm nhận).
* Các yếu tố kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau.
Ví dụ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc dó tho lạ thường.
- Kể: Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ.
- Tả: Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tau mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu lại mất đi mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn chép lại là:
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Má tôi cũng sụt sùi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
So sánh với đoạn văn trên, ta thấy:
- Các yếu tố miêu tả làm cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con nhân vật xưng tôi thêm sống động với bao màu sắc, hương vị, hình dáng của sự việc, nhân vật, hành động.
- Cộng vào đó, yếu tố biểu cảm đã khiến cho tác giả thể hiện tình mẫu tử càng thêm sâu sắc và thấm thía. Người đọc vì vậy buộc phải trăn trở nghĩ suy trước các sự việc, nhân vật.
- Ý nghĩa của truyện cũng nhờ đó mà thật sâu sắc.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng giúp nhà văn thể hiện thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 73 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.
Lời giải chi tiết:
Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không "thành chuyện". Bởi lẽ chuyện là do sự việc và nhân vật cùng các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật thì mới phát triển được.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Lão cố làm ra vui vẻ... nó không ngờ tôi đang tâm lừa nó. (Nam Cao)
- Yếu tố miêu tả:
+ Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại
+ Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
+ Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa
+ Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó
+ Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
Đoạn văn nhiều hình ảnh tượng hình, tượng thanh diễn ra được nỗi đau đớn, sự khổ tâm tột độ của lão Hạc. Tuổi già, nước mắt vơi cạn phải co rúm mặt lại mới ép được một chút nước mắt chảy ra.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hãy viết một đoạn văn kể về giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian xa cách.
Lời giải chi tiết:
Học sinh thực hành theo gợi ý:
- Bắt đầu từ đâu?
- Từ xa nhận thấy bà em như thế nào? (tả dáng người lụm cụm, mái tóc ngả màu bông).
- Cảm nhận lúc lại gần. Kể hành động của mình và bài tả chi tiết: mặt, quần áo...
- Những biểu hiện tình cảm (vui mừng, xúc động ra sao? Ngôn ngữ hành động lời nói, cử chỉ, nét mặt... thế nào?)
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay
-
Soạn bài Trợ từ, thán từ (chi tiết)
Soạn bài Trợ từ, thán từ trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
-
Soạn bài Cô bé bán diêm (chi tiết)
Soạn bài cô bé bán diêm trang 64 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 3. Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao?