Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
Tóm tắt mục 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
Mục 2
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
- Nguyên nhân:
+ Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".
+ Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng.
- Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
ND chính
Nét chính về phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI: nguyên nhân, diễn biến, kết quả. |
Loigiaihay.com
-
Chiến tranh Nam - Bắc triều
Tóm tắt mục 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều. Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến
-
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Tóm tắt mục 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
-
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII
Các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài, đất nước bị chia cắt để rút ra nhận xét.
-
Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp)
-
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".