Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Tóm tắt mục 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

a) Chủ trương:

- Đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

b) Hoạt động:

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

+ Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,...

+ Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…

Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,...

=> Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

=> Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

=> Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH

* Giống nhau:

- Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Đều đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.
- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hương cách mạng tư sản đứnglên con đường chủ nghĩa tư bản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.
- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.

* Khác nhau:

ND chính

Những nét chính về chủ trương và hoạt động của Phan Châu Trinh.

Sơ đồ tư duy Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay