Nội dung và cách tiến hành bài thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

1) Chuẩn bị: Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị

I. Chuẩn bị 

Đối với mỗi học sinh:  

- Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.

- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.

- Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.

- Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.

- Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.

- Một công tắc.

- Chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài

II. Nội dung thực hành  

1. Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.

2. Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.

3. Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.

4. Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.

Câu hỏi mục 1

Video hướng dẫn giải

a) Công thức tính điện trở:R = U/I. Tromg đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo: vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện

c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo là: ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

Câu hỏi mục 2

Video hướng dẫn giải

hình trang 9 VBT vật lí 7

a) Trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo

b) Giá trị trung bình của điện trở.

c) Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.

 

Lời giải chi tiết:

a) Trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo:

\(11,1 Ω\), \(10,5 Ω\), \(10,0 Ω\), \(10,0 Ω\), \(10,2 Ω\)

b) Giá trị trung bình của điện trở là:

\(R = \dfrac{{11,1 + 10,5 + 10,0 + 10,0 + 10,2}}{5} = 10,4\Omega \) 

c) Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo:

Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close