- Nàng nói - Chuyện tôi kể hầu Người sau đây là một trong các chuyện kỳ lạ nhất chưa ai từng nghe nói. Hai con chó mực cái và tôi vốn là ba chị em cùng một cha mẹ sinh ra. Tôi sẽ kể Người nghe vì cơn cớ gì mà họ lại hoá thành chó.
Hai thiếu phụ ở cùng với tôi và hiện đang có mặt tại đây cũng là chị em của tôi nhưng cùng cha khác mẹ. Cô em mà ngực đầy vết sẹo tên là Amine, cô kia có tên là Safie, còn tôi là ZobéiDe.
Sau khi cha chúng tôi tạ thế, của cải ngườI để lại được chia đều cho mọi người chúng tôi. Sau khi nhận phần của mình, hai cô em này chIa tay nhau và mỗi cô đều về sóng với mẹ đẻ của mình. Hai người chị và tôi ở lại sống với mẹ. Sau đó mẹ chúng tôi qua đời để lại cho chúng tôi mỗi người một nghìn đồng sequins.
Khi mọi người chúng tôi đã nhận đủ phần tài sản của mình thì hai chị tôi (tôI là em út) thành gia thất đi theo chồng và để tôI ở LạI một mình. Sau hôn nhân một thời gian ngắn thì người chồng của chị cả tôi bán đi tất cả gia sản, đồ đạc nhà cửa rồi cả haI vợ chồng sang sinh sống bên châu Phi. Tại đây, người chồng tiêu xài hoang phí, rượu chè trai gái nên chẳng bao lâu mà vốn liếng của anh ta và vốn riêng của chị tôi hết sạch. Cuối Cùng, thấy mình hoàn toàn khánh kiệt, anh ta kiếm cớ ruồng rẫy vợ và đuổi chị đi. Chị tôi trở về Bagdad, trải bao gian nan khổ ải trong một chuyến đi dài, chị về trú ngụ tại nhà tôi trong tình trạng vô cùng đáng thương, làm xót xa đến cả những tấm lòng cứng rắn. Tôi đón nhận chị với tất cả sự yêu thương mà chị có thể chờ đợi ở tôi. Tôi hỏi chị nguyên nhân của hoàn cảnh khốn khổ này. Chị khóc kể cho tôi nghe hạnh kiểm xấu xa của chồng và sự đối xử tàn tệ của hắn đối với chị. Tôi rất xúc động về nỗi bất hạnh của chị và cũng không sao cầm được dòng nước mắt thương cảm. Tôi bảo chị đi tắm rửa, đưa cho chị quần áo của tôi để chị thay và bảo chị: “Chị của em, chị là chị cả, em coi chị như mẹ. Khi chị rời đây đi theo chồng thì với phần tài sản được chia, nhờ ơn Thượng đế, em đã dùng số vốn ít ỏi đó chăn nuôi tằm và đã ăn nên làm ra. Xin chị hãy coi tất cả những gì em có đây như là của chị, chị muốn sử dụng ra sao tuỳ ý.
Trong nhiều tháng liền, chúng tôi sống với nhau thật hoà thuận. Chúng tôi thường luôn luôn trao đổi chuyện trò về người chị thứ hai và rất lấy làm ngạc nhiên là tuyệt nhiên không có một tin tức nào. Thì ra chị ấy cũng lâm vào hoàn cảnh đáng phàn nàn chẳng khác gì chị cả. Chồng của chị cũng đối xử với chị tàn tệ như thế. Và tôi lại đón nhận chị cũng đầy tình thân ái như thế.
Một thời gian sau hai bà chị của tôi, dưới cớ không muốn là gánh nặng cho tôi mãi, tỏ ý muốn tái giá. Tôi trả lời hai chị là nếu họ không có lý do gì ngoài ý cho mình là gánh nặng cho tôi thì xin cứ yên tâm sống cùng tôi, là vốn liếng của tôi cũng đủ chu cấp cho cả ba một cuộc sống chẳng đến nỗi thiếu thốn. Nhưng - tôi nói thêm - em sợ là các chị có ý muốn đi bước nữa. Nếu thực là như thế, thì thú thật là em vô cùng ngạc nhiên. Sau kinh nghiệm mà các chị vừa trải qua trong cuộc hôn nhân chẳng tất đẹp gì, chẳng lẽ các chị còn muốn sa vào lần thứ hai? Các chị cũng chẳng còn lạ gì là tìm được một người đàn ông chân chính bây giờ thật vô cùng khó khăn. Hãy tin em đi, chúng ta hãy tiếp tục cuộc sống chung với nhau như thế này, há chẳng phải là ấm cúng dễ chịu sao!
Tất cả những lời chân tình tôi nói với họ đều hoàn toàn vô ích. Họ đã quyết định lại đi lấy chồng và họ thực hiện quyết định đó. Nhưng, chỉ vài tháng sau họ lại quay về thiết tha xin lỗi là đã không nghe theo lời khuyên của tôi.
- Em là em út của các chị - Họ bảo tôi - Nhưng em khôn ngoan hơn các chị nhiều. Nếu em lại vui lòng đón nhận các chị và coi các chị như những nô lệ của em thì các chị sẽ chẳng bao giờ mắc sai lầm như thế nữa.
- Các chị yêu quý! - Tôi đáp - Kể từ ngày các chị chia tay mới đây, em vẫn một lòng thương yêu, chẳng có gì thay đổi đối với các chị cả. Các chị hãy trở về đây và cùng chung hưởng với nhau những gì mà em sở hữu.
Tôi ôm hôn họ và chúng tôi lại cùng chung sống với nhau như trước đây.
Được một năm, chúng tôi sống trong tình đoàn kết và được Thượng đế phù hộ cho cái vốn liếng nhỏ nhoi của mình phát triển. Tôi nảy ra ý định làm một chuyến đi biển và thử vận may trong buôn bán. Vì vậy tôi và hai chị chuyển đến Balsora mua một con tàu đầy đủ trang thiết bị, chất đầy hàng mà tôi cho chở tới từ Bagdad. Giương buồm và được thuận gió, chẳng mấy chốc, chúng tôi đã qua Vịnh Persique. Ra khơi, chiếu thẳng sang Ấn Độ và sau hai chục ngày lênh đênh trên mặt biển, chúng tôi đã nhìn thấy đất liền. Đó là một ngọn núi rất cao, dưới chân núi một thành phố có vẻ ngoài thật trù phú.
Vì đang thuận gió nên chúng tôi cặp bến sớm và thả neo.
Không đủ kiên nhẫn đợi các chị trang điểm và sửa soạn đi theo, tôi xuống tàu một mình và đi thẳng vào thành phố. Tôi thấy một đám đông, người thì ngồi, người thì đứng, mỗi người trong tay đều cầm một cái gậy, tất cả đều có vẻ mặt xấu xí khủng khiếp khiến tôi hoảng sợ. Nhưng nhận thấy tất cả đều im lìm bất động và ngay cả đồng tử mắt cũng không động đậy, tôi vững dạ tiến đến gần hơn và thấy đó là những con người đã hoá đá.
Tôi đi vào trong thành, qua nhiều đường phố mà từng quãng từng quãng lại có những người trong đủ các tư thế nhưng đều bất động vì đã hoá đá. Ở khu vực buôn bán, phần lớn các quán hàng đều đóng cửa, còn trong số ít những quán cửa mở thì những người ở đó cũng đều đã hoá đá. Ngước mắt lên nhìn những ống khói các bếp, không nhìn thấy khói toả, tôi đoán là tất cả những ai ở trong nhà cũng như những người ở bên ngoài đều hoá đá rồi.
Đến trước một công trường lớn ở giữa thành phố, tôi phát hiện ra một cái cổng lớn hai cánh để mở dát những tấm vàng ròng. Phía trước có một tấm rèm lụa rủ xuống và một cái đèn treo ngay phía trên cổng. Sau khi ngắm kỹ toà nhà, tôi không chút nghi ngờ đó là cung điện của một vị quốc vương trị vì xứ sở này. Nhưng vô cùng kinh ngạc là không gặp một sinh vật nào mà tôi thì hy vọng là tại đây có thể thấy một người nào đó. Tôi nâng bức rèm lên và lại càng kinh ngạc khi chỉ nhìn thấy dưới tiền đình một vài người gác cổng hoặc tuần canh đều đã hoá đá, người đứng, kẻ ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi.
Tôi đi qua một cái sân lớn có rất đông người. Những người này thì hình như đang đi, những người kia đang đến và chẳng ai nhúc nhích vì họ đều hoá đá như tất cả những người đã gặp. Tôi đi qua một cái sân thứ hai rồi đến cái sân thứ ba, mọi chỗ đều cô quạnh, im lặng đến rùng rợn.
Tiến tới một cái sân thứ tư, tôi nhìn thấy ngay trước mặt mình một đinh thự lộng lẫy mà các cửa sổ đều đóng các tấm lưới bằng vàng khối. Đoán đó là nơi ở của hoàng hậu, tôi đi vào. Trong một căn phòng thấy rất nhiều hoạn nô da đen đã hoá đá. Bước tiếp đến một căn phòng bài trí lộng lẫy, tôi thấy một bà mệnh phụ cũng đã hoá đá. Tôi biết đó là hoàng hậu vì trên đầu có vương miện bằng vàng và một chuỗi ngọc trai rất tròn và lớn hơn hạt dẻ. Tôi ngắm nghía thật gần và thấy chưa từng nhìn được một thứ nào đẹp hơn.
Tôi ngắm nhìn một lát tất cả những sự giàu có và sang trọng trong căn phòng này nhất là chiếc thảm chùi chân, những tấm gối dựa và chiếc sập trải tấm vải Ấn Độ thêu chỉ vàng với những hình người và vật thêu sợi bạc vô cùng tinh xảo.”
Scheherazade đáng lẽ còn tiếp tục kể nếu không thấy tia sáng bình minh đã len lỏi vào phòng ngủ. Hoàng đế say sưa nghe chuyện. Ông đứng lên tự bảo: ta cần phải biết cái chuyện những con người hoá đá lạ lùng này rồi sẽ đi tới đâu.
Dinarzade rất thích thú về đoạn đầu chuyện nàng Zobéide nên đã không quên kêu hoàng hậu trước khi trời sáng:
- Chị ơi? Nếu chị đã thức thì hãy kể tiếp cho em biết là Zobéide còn nhìn thấy những gì trong cái cung điện kỳ lạ mà bà ta đã đi vào.
- Người thiếu phụ này - Scheherazade nói - đã kể tiếp chuyện của mình với hoàng đế như sau:
- Tâu bệ hạ - Nàng kể - Từ phòng hoàng hậu hoá đá, tôi đã qua rất nhiều buồng và các phòng trong cung điện. Các nơi này đều rất sạch sẽ và tráng lệ. Cuối cùng tôi đến một căn phòng to rộng khác thường, ở đó có một bệ bằng vàng khối cao mấy bậc và có đính những viên ngọc bích rất to. Trên bệ đặt một chiếc giường trải gấm viền ngọc trai. Điều làm ngạc nhiên và khâm phục hơn cả là thấy có một luồng sáng chói ngời phóng ra từ phía chiếc giường đó. Tò mò muốn biết rõ sự tình, tôi trèo lên, nghển đầu nhìn thấy trên chiếc ghế đẩu một viên kim cương to bằng trứng đà điểu hoàn mỹ đến mức không thấy một vệt nhỏ nào trên mình nó. Viên kim cương phát sáng làm mắt tôi bị chói loà.
Hai bên đầu giường có hai cây đuốc thắp không rõ để làm.gì. Dù sao trong hoàn cảnh như vậy cũng khiến tôi đoán là có một ai đó sống trong cái cung điện nguy nga tráng lệ này vì những cây đuốc không thể tự nó thắp sang được. Rất nhiều những cái khác thường đã giữ tôi dừng lại ở căn phòng này, chỉ riêng viên kim cương mà tôi vừa nói cũng đã là vô giá.
Cũng vì tất cả các cửa đều để ngỏ hoặc chỉ khép hờ nên tôi đã đi vào những phòng khác cũng đẹp và sang trọng như những phòng tôi đã qua. Tôi đi đến tận các nhà bếp và các kho chứa đồ đầy ắp những của cải và mải chú ý tới tất cả những kỳ quan đó mà quên khuấy cả bản thân mình. Tôi chẳng còn nghĩ gì đến con tàu cũng như các chị mình mà chỉ nghĩ tới làm sao cho thoả trí tò mò. Nhưng đêm đang tới nhắc tôi là đã đến giờ rút ra về. Tôi muốn quay lại con đường qua các khoảng sân mà từ đó tôi đã đi nhưng chẳng phải dễ dàng gì mà tìm lại được. Tôi đi lạc trong các phòng và thấy mình lại vào căn phòng to rộng ở đó có cái bệ cao, cái giường, viên kim cương khổng lồ và những cây đuốc thắp sáng. Tôi quyết định qua đêm ở đây và sáng sớm mai sẽ tìm đường về con tàu của mình. Tôi đặt mình xuống glường không khỏi rùng mình sợ hãi thấy trơ trọi một mình ở một nơi hoang phế như thế này và chắc là vì sự sợ hãl đã làm tôi không sao mà ngủ được.
Vào khoảng nửa đêm bỗng tôi nghe thấy như tiếng một người đàn ông đọc kinh Coran, cũng giống kiểu cách và giọng đọc như chúng ta thường đọc trong đền thờ đạo Hồi của chúng ta. Điều này làm tôi vui mừng hết sức. Tôi lập tức bật dậy cầm lấy một cây đuốc để soi đường. Tôi đi từ phòng này sang phòng khác về phía nghe thấy tiếng nói đó vọng lại. Dừng lại trước cửa một phòng mà tôi thấy không thể nhầm được là tiếng nói phát ra từ trong đó. Tôi đặt cây đuốc xuống đất nhìn qua khe cửa thấy căn phòng như một nơl rao giảng. Đúng vậy, cũng như trong đền thờ của chúng ta, có một cái khám để các tín đồ quay vào cầu nguyện, những ngọn đèn treo thắp sáng và hai chân đèn với những cây nến trắng to cũng đang cháy sáng.
Tôi cũng nhìn thấy một cái thảm nhỏ trải sẵn theo cách như ở chúng ta để đặt mình lên trên và cầu kinh. Một người trẻ tuổi vẻ mặt hiền từ đang ngồi trên tấm thảm, chăm chú đọc quyển kinh Coran đặt trên một chiếc giá nhỏ trước mặt. Nhìn thấy vậy, lòng tràn đầy ngưỡng mộ, tôi tự hỏi trong đầu làm sao lại có thể chỉ còn một mình anh ta sống trong một thành phố mà tất cả mọi người đều đã hoá đá và chẳng còn nghi ngờ gì nữa là trong chuyện này có một cái gì đó kỳ quặc khác thường.
Vì cửa chỉ khép hờ nên tôi đẩy ra, bước vào và đứng thẳng người trước khám, xướng to lời cầu nguyện: “Ngợi ca Thượng đế đã phù hộ cho chúng con được thuận buồm xuôi gió. Xin Người hãy ban phúc lành và che chở cho chúng con như thế cho đến lúc về lại nước nhà. Xin hãy nghe và chấp nhận lời cầu xin của chúng con”.
Chàng thanh niên đưa mắt nhìn tôi nói:
- Thưa quý bà, xin cho biết quý bà là ai và việc gì đã đưa bà tới cái thành phố ảm đạm này. Để đáp lại, tôi sẽ cho bà biết tôi là ai, có gì đã xảy ra với tôi và vì lý do gì mà toàn bộ dân cư thành phố này lại lâm tới tình trạng mà bà đã thấy và vì sao chỉ có riêng một mình tôi đã được an toàn vô sự trong cái cảnh tàn phá khủng khiếp này.
Tôi kể tóm tắt cho chàng ta nghe tôi từ đâu tới, điều gì đã khiến tôi làm cuộc hành trình này và đã may mắn cập bến sau hai chục ngày lênh đênh trên sóng nước như thế nào. Khi kể xong, tôi yêu cầu chàng ta thực hiện lời đâ hứa và cũng nói lên sự xúc động của mình vì cảnh tượng bi thảm của tất cả những nơi tôi đã đi qua.
- Thưa quý bà - Chàng trẻ tuổi nói - Xin hãy kiên nhẫn một chút.
Nói xong, chàng khép cuốn kinh Coran lại, cho vào một cál túi quí và đặt vào trong khám. Tôi lợi dụng khoảnh khắc này để ngắm kỹ chàng trai trẻ và thấy chàng thật đẹp và duyên dáng khiến tôi thấy lòng mình rung động, một tình cảm trước đây chưa từng có. Chàng bảo tôi ngồi bên cạnh mình, và trước khi chàng bắt đầu câu chuyện, tôi không ngăn được để nói với chàng tình cảm mà chàng đã gợi lên cho tôi:
- Hơi chàng trai quý mến và thân thương! Không ai có thể nôn nóng hơn tôi lúc này là đang chờ đợi một lời làm sáng tỏ về biết bao nhiêu sự kiện kỳ lạ đập vào mắt tôi ngay từ bước đầu tiên tôi đi vào thành phố của chàng mà óc hiếu kỳ của tôi chưa được thoả mản. Xin chàng hãy nói đi; hãy cho tôi biết nhờ có phép màu nào mà chỉ duy nhất có chàng còn sống giữa bao nhiêu con người đã chết một cách dị thường”.
Scheherazade đến đoạn này thì ngừng lại và nói với Schahriar:
- Tâu bệ hạ, chắc là Người chưa nhận thấy là trời vừa sáng. Nếu thiếp tiếp tục kể e là mang tiếng lợi dụng sự quá tập trung chú ý của Người.
Hoàng đế đứng lên, quyết định đêm sau sẽ nghe nốt câu chuyện đặc biệt kỳ lạ này.
- Chị ơi, nếu chị đã thức giấc - Dinarzade gọi chị trước khi trời sáng ngày hôm sau - thì em xin chị kể tiếp những gì đã xảy ra giữa nàng Zobélde và chàng trai trẻ nàng gặp trong toà cung điện mà chị tả lại là rất đẹp đó.
- Chị sẽ làm vui lòng em ngay đây - Hoàng hậu nói.
“ Zobéide kể tiếp câu chuyện của nàng như sau:
- Thưa bà - Chàng trẻ tuổi đó bảo tôi - Tôi thấy là bà biết rõ đấng Thượng đế chán chính qua lời cầu nguyện vừa rồi. Bà sẽ nghe một chuyện sau đây nó làm rõ sự vĩ đại và quyền lực của Người. Tôi xin nói thành phố này là kinh đô của một quốc gia hùng mạnh mà quốc vương cha tôi mang tên. Vị quốc vương này, cả triều đình của ông, dân cư trong thành phố và tất cả các bầy tôi của ông đều là các đạo sĩ pháp sư, thờ thần lửa và thần Nardoun, cựu vương của những người khổng lồ chống lại Thượng đế.
Mặc dù sinh ra từ cha mẹ theo tà giáo, tôi đã có may mắn là trong thời thơ ấu có gia sư bảo mẫu là một phụ nữ hiền hậu theo đạo Hồi thuộc lòng kinh Coran và thuyết giảng thật là hoàn hảo. Bà thường luôn luôn bảo tôi: “Hoàng tử thân yêu? Chỉ có một đấng Thượng đế chân chính mà thôi. Nhớ là không được thừa nhận và tôn thờ các vị khác”. Bà dạy tôi đọc chữ A-rập và tôi tập đọc ngay ở quyển kinh Coran mà bà đưa cho. Khi tôi bắt đầu hiểu biết, bà giảng giải cho tôi tất cả những điểm hay về mọi mặt trong quyển sách hoàn hảo đó và làm cho tôi thấm nhuần tinh thần đạo Hồi giấu vụng cha tôi và tất cả mọi người. Bà tạ thế, nhưng cũng đã kịp trao cho tôi những kiến thức cần thiết để hoàn toàn tin tưởng vào chân lý của đạo Hồi. Từ khi bà mất, tôi vẫn ghi nhớ được những điều dạy bảo của bà và ghê sợ tà thần Narđoun và các tín đồ tôn thờ thần lửa.
Cách đây ba năm ba tháng, một giọng nói bất thần vang lên khắp thành phố mọi người nghe rõ từng lời: “Hỡi nhân dân, hãy từ bỏ sự phụng thờ Nardoun và thần lửa. Hãy tôn thờ Thượng đế duy nhất bác ái nhân từ”.
Cũng giọng nói đó vang lên suốt ba năm liền, nhưng không một ai cải đạo. Ngày cuối cùng của năm thứ ba vào khoảng ba, bốn giờ sáng, toàn thể dân cư đều hoá đá trong chốc lát, môi người ở một tư thế đúng như lúc đó. Quốc vương cha tôi cùng chung một số phận: ông biến thành đá đen như đã thấy ở một chỗ trong hoàng cung, và hoàng hậu mẹ tôi cũng thế.
Tôi là người duy nhất mà Thượng đế không giáng đòn trừng phạt khủng khiếp. Từ ngày đó tôi tiếp tục phụng sự . Người với tấm lòng nhiệt thành chưa từng thấy, và thưa quý bà xinh đẹp, tôi tin là Người đã phái bà tới đây để an ủi tôi. Tôi xin tỏ lòng vô cùng biết ơn Người vì, xin thú thực với bà là cuộc sống cô đơn này đã làm cho tôi vô cùng buồn nản”.
Tất cả câu chuyện và nhất là những lời nói về cuối này làm tình cảm của tôi đối với chàng càng thêm nồng đậm.
Thưa hoàng tử - Tôi nói với chàng - Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, chính đấng Tối cao đã run rủi tôi đến đây để được gặp chàng và để đưa chàng ra khỏi cái chốn đầy tang tóc này. Con tàu đã đưa tôi đến đây cũng đủ để làm cho chàng tin là tôi cũng có chút tiếng tăm ở Bagdad mà tại đó tôi còn có một tài sản khá lớn. Tôi mạo muội xin hiến chàng một chỗ trú chân cho tới khi đức Thống lĩnh các tín đồ, đại diện của đấng tiên tri vĩ đại mà chàng đã biết, nhận ra chàng và ban cho mọi vinh dự mà chàng xứng đáng. Vị quốc vương danh tiếng này ngự ở Bagdad, chẳng mấy chốc sẽ biết chàng tới kinh đô của Người, sẽ cho chàng biết là sẽ chẳng uơng công khi cầu xin sự ủng hộ của Người. Không thể nào mà chàng còn ở lại lâu hơn nữa trong một thành phố mà mọi vật đều làm cho chàng không chịu nổi. Con tàu của tôi sẵn sàng phục vụ chàng và chàng có thể sử dụng nó một cách tự do tuyệt đối.
Hoàng tử nhận lời và chúng tôi bàn bạc với nhau về việc rời đi qua nốt phần đêm còn lại.
Tảng sáng hôm sau, chúng tôi rời cung điện đi ra bến cảng. Các chị tôi, người thuyền trưởng và các nô lệ của tôi đều đang rất lo lắng về tôi. Sau khi giới thiệu các chị tôi với hoàng tử, tôi kể cho các chị lý do vì sao không về được tàu ngày hôm trước, cuộc gặp gỡ hoàng tử trẻ, câu chuyện của chàng và nguyên nhân của tai hoạ cho một thành phố tráng lệ như vậy.
Các thuỷ thủ phải mất nhiều thì giờ để dỡ hàng mà tôi đã mang theo và thay thế bằng hàng chất lên là những thứ quí nhất trong cung điện bằng đá quí, bằng vàng và bằng bạc. Chúng tôi phải để lại những đồ gỗ và vô số những đồ đạc bằng vàng bạc vì không mang đi xuể. Có lẽ cần phải rất nhiều tàu mới chở hết các tài sản có trước mắt.
Sau khi xếp lên tàu những thứ muốn mang theo, chúng tôi lấy thêm thực phẩm và nước ngọt. Về lương thực, thì hãy còn nhiều vì đã tiếp tế ở Balsora. Cuối cùng, chúng tôi giương buồm trong chiều gió thuận đúng như mong ước”.
Kể đến đây, trời vừa hửng sáng. Scheherazade ngừng lại, còn hoàng đế chẳng nói gì, đứng lên. Nhưng ông tự hứa với mình là sẽ nghe đến cuối câu chuyện của Zobéide và chàng hoàng tử trẻ tuổi đó đã được sống sót thật thần kỳ.
Vào lúc tàn đêm hôm sau, Dinarzade nóng lòng muốn biết chuyến tàu trở về ra sao, gọi hoàng hậu:
- Chị ơi. Nếu chị đã thức, em xin chị hãy kể nốt chuyện hôm qua. Chị hãy cho em hay là chàng hoàng tử trẻ và Zobéide có thuận buồm xuôi gió về tới Bagdad không.
- Rồi em sẽ rõ thôi, em ạ - Scheherazade nói – Zobéide vẫn nói với hoàng đế, kể tiếp như sau:
“ - Tâu bệ hạ - Zobéide nói - Chàng hoàng tử trẻ, hai chị thiếp và thiếp hằng ngày đàm đạo thật vui vẻ ấm áp. Nhưng, than ôi! Sự đoàn kết hoà thuận của chúng tôi kéo dài chẳng được bao lâu. Những bà chị tỏ ra ghen tức vì nhận thấy giữa hoàng tử và tôi thể hiện có tình cảm đặc biệt với nhau, và một hôm hỏi tôi vẻ ranh mãnh là sẽ làm gì với hoàng tử khi về tới Bagdad. Tôi thấy rõ là đặt ra câu hỏi đó, các bà chị muốn thăm dò tình cảm của tôi. Vì vậy, làm ra vẻ vui đùa, tôi trả lời họ là sẽ lấy chàng hoàng tử làm chồng. Rồi quay về chàng tôi bảo: “Xin hoàng tử hãy đồng ý. Về tới Bagdad em muốn tự hiến mình cho chàng để trở thành nô lệ của chàng, hầu hạ chàng và công nhận chàng là ông chủ tuyệt đối của em”. - “Thưa bà - Hoàng tử đáp Không rõ có phải đây chỉ là một lời đùa vui hay không, nhưng về phía mình? tôi xin tuyên bố rất nghiêm chỉnh trước mặt các bà chị của bà đây, là tôi rất vui lòng nhận sự dâng hiến của bà, không phải để coi bà như một nô tì, nhưng mà là phu nhân của tôi, bà chúa của tôi, và hứa là sẽ không có bất cứ một sự lấn lướt nào trong mọi hành động của mình”. Các chị tôi biến sắc mặt khi nghe những lời trên đây và tôi nhận thấy là từ đó thái độ của họ đối với tôi không còn như trước.
Chúng tôi đã tới vịnh Persique, đang tiến tới gần Balsora, và với gió thuận như lúc này, tôi hy vọng là trong ngày mai sẽ tới bến này. Nhưng trong đêm, lợi đụng lúc tôi ngủ say, các chị tôi đã khiêng tôi lẳng xuống biển. Cả hoàng tử cũng bị cùng số phận và bị chết đuối. Tôi vùng vẫy một hồi trên mặt nước, và may mắn làm sao, đúng ra là như được có phép màu, tôi thấy chân mình chạm đất. Tôi bước vào một khoảng đen ngòm có vẻ như đất liền vì bóng tối dày đặc không sao phân biệt nổi. Quả là tôi đang đặt chân lên một bãi cát và ánh sáng bình minh rạng dần, tôi thấy mình đang ở trên một đảo hoang nhỏ, cách Balsora vào khoảng hai mươi hải lý. Chẳng mấy chốc mà dưới ánh mặt trời, áo quần tôi đã khô kiệt và trong lúc bước đi, tôi nhận thấy trên đảo có rất nhiều thứ quả ăn được và cả nước ngọt. Tôi hy vọng phần nào là có thể bảo tồn được mạng sống của mình.
Đang ngồi nghỉ trong bóng râm, bất thình lình thấy một con rắn có cánh rất to và rất dài đang uốn khúc trườn tới phía tôi, lưỡi thè dài. Đoán là có cái gì đang đe dọa nó, tôi đứng lên và nhìn thấy một con rắn khác to hơn nó đang ngậm lấy đuôi và đang gắng sức để nuốt sống nó. Đáng lẽ phải chạy đi nhưng vì động lòng thương tôi đã đứng lại và táo bạo nhặt một hòn đá to, may mắn ở vừa tầm tay mình lấy hết sức ném trúng đầu con rắn to giết chết nó. Con rắn có cánh, thoát nạn, giương ngay đôi cánh lên và bay vút đi. Tôi nhìn theo mãi nó trên cao như một vật lạ cho đến khi khuất tầm mắt, rồi lại tới nghỉ dưới bóng râm ở một chỗ khác và ngủ thiếp đi.
Khi thức dậy, ngài có thể tưởng tượng được sự ngạc nhiên của tôi tới mức nào khi thấy bên cạnh mình một phụ nữ da đen nét mặt sắc sảo nhưng dịu dàng nắm trong tay một dây xích buộc hai con chó cái cũng cùng màu đen. Tôi ngồi lên và hỏi bà ta là ai? “Ta là - Bà ta đáp - con rắn có cánh mà cô đã giải thoát khỏi kẻ thù hung bạo cách đây không lâu. Ta nghĩ không -có gì tốt bằng hành động mà ta vừa làm để trả cái ơn rất lớn mà cô đã làm cho ta. Ta biết sự phản bội của hai người chị của cô, để trả thù cho cô khi ta đang được tự do nhờ sự cứu giúp hào hiệp của cô, ta đã triệu tập rất nhiều các bạn cũng là tiên như ta, cùng với ta mang toàn bộ hàng hoá trên tàu chuyển về các kho của cô ở Bagdad trước khi đánh đắm tàu. Hai con chó mực cái này là hai người chị của cô mà ta đã cho biến thành đó. Nhưng sự trừng phạt này cũng chưa đủ đâu, ta muốn là cô sẽ còn đối xử với chúng bằng cách mà ta sẽ nói”.
Nói đoạn, bà tiên ôm chặt lấy tôi bằng một bên tay và tay bên kia ôm chặt hai con chó, bay lên không và đưa tất cả về nhà tôi ở Bagdad. Tôi thấy trong kho toàn bộ tài sản mà tàu của tôi đã chất đầy. Trước khi chia tay, bà trao cho tôi hai con chó cái và bảo:
- Nếu cô không muốn bị hoá thành chó cái như các chị cô thì hãy tuân theo lệnh của ta. Nhân danh đấng thần linh cai quản tất cả các sông biển trên mặt đất, ta lệnh cho cô hằng đêm phải đánh cho mỗi người chị của cô một trăm roi để trừng phạt chúng đã phạm tội với bản thân cô và đã làm cho hoàng tử trẻ tuổi đó bị chết đuối.
Tôi bắt buộc phải hứa với bà là sẽ chấp hành lệnh của bà. Và từ đó, tôi đã xử sự, mỗi đêm với bao sự miễn cưỡng bằng cách mà bệ hạ đã chứng kiến. Với những giọt nước mắt tôi khóc sau mỗi trận đánh đòn, tôi muốn tỏ ra với các chị là tôi biết bao đau đớn và bất nhẫn phải làm tròn một bổn phận thật là nghiệt ngã, như vậy tôi đáng được phàn nàn hơn là đáng bị trách móc. Nếu còn có điều gì đó lien quan tới tôi mà bệ hạ còn muốn được biết rõ thì cô em Amine của tôi sẽ hầu bệ hạ bằng chính câu chuyện của cô ấy.
Sau khi nghe hết chuyện của Zobéide, với tấm long mến phục, hoàng đế truyền tể tướng lệnh cho nàng Amine dịu dàng tới để trình bày cho hoàng đế rõ vì sao mà người nàng lại đầy vết sẹo...”
Nhưng, tâu bệ hạ - Tới đây Scheherazade nói - Trời vừa sáng, thiếp chẳng đám giữ Người lại lâu hơn nữa. Schahriar đinh ninh là chuyện mà Scheherazade còn kể tiếp sẽ là chuyện kết thúc cho tất cả những gì đã kể trước - Ông tự nhủ - ta cần phải có được cái thú trọn vẹn. Ông đứng lên và quyết định còn để cho hoàng hậu sống thêm ngày hôm đó.
Dinarzade mong muốn một cách say mê được nghe chuyện về Amine. Vì thế, đã thức dậy trước khi trời sáng rất lâu rồi mới đánh thức hoàng hậu.
- Chị thân yêu của em, nếu chị không ngủ nữa thì xin chị cho em biết vì sao mà nàng Amine đáng yêu đó lại có bộ ngực dọc ngang vết sẹo.
- Chị đồng ý - Scheherazade đáp- Và để không mất thì giờ, em sẽ thấy là Amine, hướng về hoàng đế, bắt đầu câu chuyện của nàng ta như sau:
Loigiaihay.com ST