Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp)
Đề bài
Hãy nêu lên hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk trang 107, 109 để trả lời.
Lời giải chi tiết
* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:
- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.
- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.
- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.
- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:
- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Loigiaihay.com
-
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
-
Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta
Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.
-
Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc",
-
Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
Từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu
-
Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI.
Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước : khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).