Mục I, III - Phần A - Trang 63, 64 Vở bài tập Vật lí 8Giải trang 63, 64 VBT vật lí 8 Mục I - Thí nghiệm, Mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 14 Quảng cáo
Đề bài Hoàn thành mục I - Thí nghiệm và mục III - Vận dụng Lời giải chi tiết I - THÍ NGHIỆM C1. So sánh hai lực F1 và F2 \({F_2} = \displaystyle{1 \over 2}{F_1}\) C2. So sánh hai quãng đường đi được s1, s2. s2 = 2s1. C3: So sánh công của lực F1 (A1 = F1.s1) và công của lực F2 (A2 = F2.s2). \(\left\{ \matrix{ \(\Rightarrow {A_1} = {A_2}\) C4: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công. III - VẬN DỤNG C5: a) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần. b) Không có trường hợp nào tốn công hơn. Công thực hiện trong hai trường hợp là như nhau. c) Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên ô tô cũng đúng bằng công của lực kéo lên trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng lên ô tô: \(A = P.h = 500.1 = 500 J\) C6: a. Kéo vật lên cao nhờ ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng của vật: \(F = \;\dfrac{1 }{ 2}P = \;\dfrac{{420} }{ 2}\; = 210{\rm{ }}N.\) Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, vậy phải thiệt hai lần về đường đi (theo định luật về công). Nghĩa là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu dây đi một đoạn \(l = 2.h = 8m \Rightarrow h = 4m\). b. Công nâng vật lên: \(A = P.h = 420.4 = 1 680\, J\). Tính cách khác: \(A = F.l= 210. 8 = 1 680J\). Ghi nhớ: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|