Lý thuyết phân bố dân cư và các loại hình quần cư SGK Địa lí 9
Lý thuyết phân bố dân cư và các loại hình quần cư SGK Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số của Việt Nam cao: 295 người/km2 (2020).
- Phân bố dân cư không đều:
* Giữa đồng bằng với trung du miền núi
+ Đồng bằng: chiếm ¼ diện tích nhưng tập trung ¾ dân số.
+ Trung du miền núi: chiếm ¾ diện tích nhưng tập trung ¼ dân số.
=> Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (1 078 người/km2 – 2020), Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất (109 người/km2 – 2020).
* Giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư nước ta chủ yếu sống ở nông thôn.
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp.
+ Năm 2020, tỉ lệ dân nông thôn là 63,2% và tỉ lệ dân thành thị là 36,8%.
2. Các loại hình quần cư
3. Đô thị hoá
- Số dân thành thị và tỉ lệ thành thị ngày càng tăng.
- Tuy nhiên, trình độ đô thị hóa còn thấp.
- Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
- Mở rộng quy mô các thành phố:
+ Hà Nội sáp nhập Hà Tây.
+ Thành phố Vinh sáp nhập nhiều xã thuộc huyện Nghi Lộc để mở rộng đô thị (xã Nghi Đức, Nghi Ân).
Sơ đồ tư duy phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay
-
Trả lời câu hỏi mục I trang 10 SGK Địa lí 9
Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
-
Trả lời câu hỏi mục II trang 12 SGK Địa lí 9
1. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết. 2. Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.
-
Trả lời câu hỏi mục III trang 13 SGK Địa lí 7
1. Dựa vào bảng 3.1, hãy: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào. 2. Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.
-
Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 14 SGK Địa lí 9
Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.