Lý thuyết vùng Đồng bằng sông Hồng (Phần 2. Kinh tế) Địa lí 9

Lý thuyết vùng Đồng bằng sông Hồng (Phần 2. Kinh tế) Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

Quảng cáo

1. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

a) Công nghiệp

- Hình thành sớm và phát triển mạnh  trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,..)

- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

  Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

c) Dịch vụ

- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển.

- Hà Nội  là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công  nghệ, là một trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm

- Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc...

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close