Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 Quảng cáo
I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau đại thắng xuân năm 1975
- Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Miền Bắc: + Đã xây dựng được cơ sở vật chất-kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. + Hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã làm chậm quá trình tiến lên của đất nước. - Miền Nam: + Chế độ thực dân mới và bộ máy chính quyền Sài Gòn ở Trung ương đã bị sụp đổ. + Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mà Mĩ để lại còn rất nặng nề. II. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. Nguyện vọng của nhân dân cả nước muốn có một Chính phủ Thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước. - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất mrớc về mặt Nhà nước. - Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương đã nhất trí hoàn toàn việc thống nhất hai miền trong một Nhà nước chung. - Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. - Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Ọuốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại. + Quyết định lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội là Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP. Hồ Chí Minh. + Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước nhà. + Đầu Ban Dự thảo Hiến pháp. - Ở địa phương, Quốc hội tổ chức thành ba cấp tỉnh, huyện, xã. Nhận xét: Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vưc: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
Quảng cáo
|