Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Quảng cáo

I. Đường lối đổi mới của Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử

* Tình hình thế giới:

- Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật.

- Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước.

* Tình hình trong nước:

- Trong hơn một thập niên thực hiện 2 kế hoạch 5 năm (1976-1985) tuy đạt được một so thành tựu song tình trạng khủng hoảng nhất là kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng.

- Sự cần thiết phải đổi mới là để khắc phục khó khăn, vượt qua cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, trầm trọng nhất là về kinh tế-xã hội từ giữa những năm 80, đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12- 1986) của Đảng là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kì đổi mới.

2. Nội dung đường lối đổi mới

- Đây là quá trình đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, không phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Sự nghiệp đổi mới là toàn diện, đồng bộ, song trọng tâm là đổi mới kinh tế.

II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)

 

Trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới với 3 kế hoạch 5 năm 1986-1990; 1991-1995; 1996-2000, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt.

1. Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

- Mục tiêu: Thực hiện những mục tiêu của 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

- Thành tựu:

+ Lương thực - thực phẩm: từ 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu góp phần ổn định đời sống nhân dân.

+ Hàng tiêu dùng: dồi dào, đa dạng, các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường

+ Hàng xuất khẩu: tăng 3 lần từ năm 1989, mở rộng thêm hàng xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, dầu thô.

2. Kế hoạch 5 năm (1991-1995)

- Mục tiêu:

+ Vượt qua khó khăn, thử thách

+ Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng.

- Thành tựu:

+ Khắc phục được tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối loạn trong lưu thông.

+ Kinh tế tăng trưởng - tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8%.

+ Nạn lạm phát từng bước bị đẩy lùi, kinh tế, đối ngoại phát triển, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

+ Khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường.

3. Kế hoạch 5 năm (l 996-2000)

- Mục tiêu:

+ Tăng trưởng kinh tế - hiệu quả cao và bền vững.

+ Giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Cải thiện đời sống nhâu dân, nâng cao tích luỹ.

- Thành tựu:

+ Giữ được nhịp độ tăng trưởng về kinh tế.

+ Tổng sản phẩm bình quân trong nước tăng 7%.

+ Nông nghiệp phát triển - góp phần vào mức tăng trưởng chung.

+ Kinh tế đối ngoại phát triển - trong 5 năm xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 21%, nhập khẩu đạt 61 tỉ USD.

+ Vốn đầu tư của nước ngoài đạt 10 ti USD gấp 1.5 lần so với 5 năm trước.

+ Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực, giáo dục đào tạo có một bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hình thức đào tạo...

* Thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện 3 kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-2000)

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp - làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân

-  Củng cố độc lập dân tộc và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

* Khó khăn, yếu kém

+ Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa có hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp.

+ Một số vấn đề xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.

+ Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close