Lý thuyết về thạch quyển, nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 5 Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

1. Thạch quyển

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các loại đá ở thể rắn.

- Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất:

Tiêu chí

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Giới hạn

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Giới hạn dưới ở độ sâu khoảng 100 km.

Thành phần

Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.


2. Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực: chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân hủy các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hóa học,… xảy ra bên trong Trái Đất.

3. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình

Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.

a. Hiện tượng uốn nếp

DiagramDescription automatically generated

- Tại những khu vực cấu tạo bằng các loại đá mềm, vận động nén ép làm cho vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp (Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đét, Coóc-đi-e,…).

b. Hiện tượng đứt gãy

DiagramDescription automatically generated with low confidence

- Những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đất đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

- Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên, có bộ phận hạ thấp.

- Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất. Dọc theo các đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên (Ví dụ: biển Đỏ, các hồ khu vực phía Đông lục địa Phi).

c. Hoạt động núi lửa

- Có thể xuất hiện trên lục địa, trên biển và các đại dương làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.

- Các dạng địa hình do hoạt động núi lửa tạo thành:

Trên lục địa

- Tạo thành các ngọn núi đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên (hồ núi lửa).

- Dọc các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mac-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn (Ví dụ: Các cao nguyên ba-dan ở Tây Nguyên nước ta).

Trên biển, đại dương

Tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển, đại dương.

4. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên Trái Đất

- Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.

- Ví dụ: Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close