Lý thuyết về nghiệm của đa thức một biếnNếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức P(x). Quảng cáo
1. Các kiến thức cần nhớĐịnh nghĩa nghiệm đa thức một biến:Nếu tại \(x = a,\) đa thức $P(x)$ có giá trị bằng $0$ thì ta nói $a$ (hoặc $x = a$) là một nghiệm của đa thức đó. Ví dụ: Tìm nghiệm của đa thức \(P(y) = 2y + 6\) Giải Từ \(2y + 6 = 0 \)\(\Rightarrow 2y = - 6 \Rightarrow y = - \dfrac{6}{2} = - 3\) Vậy nghiệm của đa thức \(P(y)\) là $– 3.$ Số nghiệm của đa thức một biến Một đa thức (khác đa thức không) có thể có \(1, 2, 3, ..., n\) nghiệm hoặc không có nghiệm nào. Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức \(0\)) không vượt qua bậc của nó. 2. Các dạng toán thường gặpDạng 1: Kiểm tra xem x=a có là nghiệm của đa thức P(x) hay không?Phương pháp: Ta tính \(P\left( a \right)\), nếu \(P\left( a \right) = 0\) thì \(x = a\) là nghiệm của đa thức \(P\left( x \right).\) Dạng 2: Tìm nghiệm của đa thứcPhương pháp: Để tìm nghiệm của đa thức \(P\left( x \right)\), ta tìm giá trị của \(x\) sao cho \(P\left( x \right) = 0.\) Dạng 3: Chứng minh đa thức không có nghiệmPhương pháp: Để chứng minh đa thức \(P\left( x \right)\) không có nghiệm, ta chứng minh \(P\left( x \right)\) nhận giá trị khác \(0\) tại mọi giá trị của \(x.\) 3. Sơ đồ tư duy4. Các bài tập vận dụngCâu 1. Cho đa thức sau : \(f(x) = 3{x^2} + \,15x + 12\). Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho: A. –9 B. 1 C. -1 D. -2 Lời giải Ta có : f(-9) = 3. (-9)2 + 15 . (-9) + 12 = 3.81 + (-135) +12 = 120 f(1) = 3. 12 +15 . 1 + 12 = 30 f(-1) = 3. (-1)2 + 15. (-1) +12 = 0 f(-2) = 3. (-2)2 + 15. (-2) + 12 = -6 Vì f(-1) = 0 nên x = -1 là nghiệm của đa thức f(x) Đáp án C Câu 2. Tập nghiệm của đa thức \(f(x) = (x + 14)(x - 4)\) là: A. \({\rm{\{ 4;}}\,{\rm{14\} }}\) B. \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\,{\rm{14\} }}\) C. \({\rm{\{ }} - {\rm{4;}}\, - {\rm{14\} }}\) D. \({\rm{\{ 4;}}\, - {\rm{14\} }}\) Lời giải \(f(x) = 0 \Rightarrow (x + 14)(x - 4) = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 14 = 0\\x - 4 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 14\\x = 4\end{array} \right.\) Vậy tập nghiệm của đa thức f(x) là {4; –14}. Đáp án D Câu 3. Cho \(P(x) = - 3{x^2} + 27\). Hỏi đa thức P(x) có bao nhiêu nghiệm? A. 1 nghiệm B. 2 nghiệm C. 3 nghiệm D. Vô nghiệm Lời giải \(P(x) = 0 \Rightarrow - 3{x^2} + 27 = 0 \Rightarrow - 3{x^2} = - 27 \Rightarrow {x^2} = 9 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = - 3\end{array} \right.\) Vậy đa thức P(x) có 2 nghiệm. Đáp án B Câu 4. Cho \(Q(x) = a{x^2} - 3x + 9\). Tìm a biết Q(x) nhận –3 là nghiệm A. a = –1 B. a = –4 C. a = –2 D. a = 3 Lời giải Q(x) nhận –3 là nghiệm nên Q(–3) = 0 \(\begin{array}{l} \Rightarrow a.{( - 3)^2} - 3.( - 3) + 9 = 0 \Rightarrow 9a + 9 + 9 = 0\\ \Rightarrow 9a = - 18\,\, \Rightarrow \,a = - 2\end{array}\) Vậy Q(x) nhận –3 là nghiệm thì \(a = - 2\). Đáp án C Câu 5. Tìm nghiệm của đa thức - x2 + 3x A. x = 3 B. x = 0 C. x = 0; x = 3 D. x = -3; x = 0 Lời giải Xét - x2 + 3x = 0 \( \Leftrightarrow \) x . (-x +3) = 0 \( \Leftrightarrow \)\(\left[ {_{ - x + 3 = 0}^{x = 0}} \right. \Leftrightarrow \left[ {_{x = 3}^{x = 0}} \right.\) Vậy x = 0; x = 3 Đáp án C Câu 6. Biết \((x - 1)f(x) = (x + 4)f(x + 8)\). Vậy f(x) có ít nhất bao nhiêu nghiệm. A. 1 B. 2 C. 4 D. f(x) có vô số nghiệm Lời giải Vì \((x - 1)f(x) = (x + 4)f(x + 8)\)với mọi x nên suy ra:
\((1 - 1).f(1) = (1 + 4)f(1 + 8) \Rightarrow 0.f(1) = 5.f(9)\,\,\, \Rightarrow f(9) = 0\) Vậy x = 9 là một nghiệm của f(x).
Vậy x = –4 là một nghiệm của f(x). Vậy f(x) có ít nhất 2 nghiệm là 9 và –4. Đáp án B
Quảng cáo
|