Lý thuyết về đơn thức đồng dạng.Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến. Quảng cáo
I. Các kiến thức cần nhớ 1. Đơn thức đồng dạng Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác $0$ và có cùng phần biến. Các số khác $0$ được coi là những đơn thức đồng dạng. Chú ý: Mọi số khác \(0\) được coi là các đơn thức đồng dạng với nhau. Ví dụ: Các đơn thức \(\dfrac{2}{3}{x^2}y;\) \( - 2{x^2}y;\) \({x^2}y;\) \(6{x^2}y\) là các đơn thức đồng dạng. 2. Cộng, trừ đơn thức đồng dạng Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. Ví dụ: Tính \(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\) Giải Ta có: \(5x{y^2} + 10x{y^2} + 7x{y^2} - 12x{y^2}\)\( = \left( {5 + 10 + 7 - 12} \right)x{y^2} = 10x{y^2}\) II. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Nhận biết các đơn thức đồng dạng Phương pháp: Dựa vào định nghĩa hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. Dạng 2: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng Phương pháp: Khi cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta cần thực hiện: cộng trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Quảng cáo
|