Lý thuyết về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì...

Quảng cáo

 1. Góc so le trong, góc đồng vị

Trên hình vẽ ta có: 

- Hai cặp góc so le trong:

\(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{B_{3}}\); \(\widehat{A_{4}}\) và \(\widehat{B_{2}}\)

- Bốn cặp góc đồng vị:

\(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{B_{1}}\); \(\widehat{A_{2}}\) và \(\widehat{B_{2}}\)

\(\widehat{A_{3}}\) và \(\widehat{B_{3}}\); \(\widehat{A_{4}}\) và \(\widehat{B_{4}}\).

2. Tính chất

Nếu đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a\) và \(b\), trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

a) Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.

b) Hai góc đồng vị (trong mỗi cặp) bằng nhau.

c) Hai góc trong cùng phía bù nhau 

Ví dụ:   Đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b (như hình vẽ).

\({\widehat A_1} = {\widehat B_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\widehat A_2} = {\widehat B_2}\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0}\end{array} \right.\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close