Lý thuyết về bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu

Từ bảng thu nhập số liệu ban đầu có thể lập bảng "tần số"

Quảng cáo

1. Các kiến thức cần nhớ 

* Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).

Ta có thể lập bảng "tần số" theo dòng hoặc theo cột.

Giá trị (\(x\))

\(x_1\)

\(x_n\)

 

Tần số (\(n\))

\(n_1\)

\(n_n\)

\(N=…\)

 

Giá trị (\(x\))

Tần số (\(n\))

\(x_1\)

\(n_1\)

\(x_2\)

\(n_2\) 

 ...

 ...

\(x_n\) 

\(n_n\) 

 

\(N=...\)

 

Bảng “tần số” theo hàng ngang thường được lập như sau:

+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng

+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần

+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.

Ý nghĩa: Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.

Ví dụ: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh ghi lại như sau:

Bảng “tần số”:

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Lập bảng tấn số và rút ra nhận xét

Phương pháp:

Bước 1: Từ bảng số liệu thống kê, lập bảng tần số dưới dạng ngang hay dọc, trong đó nêu rõ các giá trị khác nhau của dấu hiệu và các tần số tương ứng của các giá trị đó

Bước 2:  Rút ra nhận xét về

+ Số các giá trị của dấu hiệu

+ Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu

+ Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất

+ Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu….

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close