Lý thuyết ước chung và bội chung

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó

Quảng cáo

1. Ước chung

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

Ước chung của các số a, b, c được kí hiệu là \(ƯC(a, b, c).\)

Ví dụ:

\(\begin{array}{l}
Ư\left( {20} \right) = \left\{ {1;2;4;5;10;20} \right\}\\
Ư\left( {15} \right) = \left\{ {1;3;5;15} \right\}\\
\Rightarrow ƯC\left( {15;20} \right) = \left\{ {1;3} \right\}
\end{array}\)

2. Bội chung

Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.

Bội chung của các số a, b, c được kí hiệu là: \(BC(a, b, c).\)

Ví dụ: 

\(\begin{array}{l}
B\left( 5 \right) = \left\{ {0;5;10;15;20;...} \right\}\\
B\left( 3 \right) = \left\{ {0;3;6;9;12;15;18;...} \right\}\\
\Rightarrow BC\left( {3;5} \right) = \left\{ {0;15;30;...} \right\}
\end{array}\)

Chú ý:

Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

Ta kí hiệu giao của hai tập hợp A và B là \(A ∩ B. \)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close