Lý thuyết Thành tựu chọn giống ở Việt Nam Sinh học 9

Lý thuyết Thành tựu chọn giống ở Việt Nam Sinh học 9 đầy đủ, hay nhất

Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

I. THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

* Tạo biến dị tổ hợp

- Lai DT10 tiềm năng năng suất cao × OM8 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo → giống lúa DT17­ có ưu điểm của 2 giống lúa nói trên.

* Chọn lọc cá thể

- Giống cà chua P375 tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan. 

- Giống lúa CR203 tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ nguồn gen khấng rầy nâu, có khả năng kháng rầy, cho năng suất TB 45 – 50 tạ/ha.

2. Tạo giống ưu thế lai

- Giống ngô lai LVN 10 thuộc nhóm giống ngô dài ngày, được tạo ra do lai 2 dòng thuần. Có thời gian sinh trưởng ngắn và kháng sâu bệnh tốt.

- Giống ngô LVN20 đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

3. Tạo giống đa bội thể

- P: Giống dâu Bắc Ninh (4n) × Giống lưỡng bội (2n) → Giống dâu số 12 (3n): có lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom cao. 

II. THÀNH TỰU TẠO GIỐNG VẬT NUÔI

Trong tạo giống vật nuôi lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

1. Tạo giống mới

P: Lợn Ỉ - 81 × Đại bạch → F1: Đại bạch Ỉ - 81       

P: Bớcsai × Ỉ 81 → Bớcsai Ỉ 81

- Hai giống lợn F1 có đặc điểm quý của giống lợn Ỉ 81: phát dục sớm, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon… Khắc phục được nhược điểm của lơn Ỉ như: thịt nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ.

2. Cải tạo giống địa phương

- Lai con cái tốt nhất của giống địa phương × con đực tốt nhất của giống ngoại → giống địa phương có tầm vóc như giống ngoại, tỉ lệ thị nạc tăng, khả năng thích nghi tốt.

Ví dụ: tạo ra đàn bò sữa bằng cách cho lai con cái nội nhiều lần với con đực ngoại → giống bò sữa có chất lượng tốt.

3. Tạo giống có ưu thế lai

Trong những năm qua, các nhà chọn giống đã có những thành công nổi bật trong tạo giống lai F1: lợn, bò, gà, dê, cừu …

+ Lai bò vàng Thanh Hóa × Bò Hônsten Hà Lan  →  Bò F1 chịu được khí hậu nắng, năng suất sữa cao.

+ Lai vịt Anh đào × vịt cỏ → Vịt bạch tuyết có kích thước lớn, thích nghi cao, đẻ nhiều trứng.

4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội

- Nhiều giống vật nuôi có tính trạng tốt được nhập nội và nuôi thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam.

5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn tạo giống

- Cấy chuyển phôi: Cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang những con bò cái khác → 1 con bò mẹ có thể cho 10 – 500 con/năm → nhân giống nhanh 

- Thụ tinh nhân tạo: bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế: giúp giảm số lượng và nâng cao chất lượng đực giống.

- Công nghệ gen: giúp phát hiện sớm giới tính của phôi → phục vụ nhu cầu kinh tế.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

  • Thành tựu chọn giống vật nuôi

    1.Tạo giống mới. 2. Cải tạo giống địa phương (giống được tạo ra và nuôi lâu đời ở một địa phương). 3. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1). 4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội

  • Thành tựu chọn giống cây trồng

    1. Gây đột biến nhân tạo. 2.Lai hữu tinh đế tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá the từ các giống hiện có. 3.Tạo giống ưu thế lai (ở Fj). 4.Tạo giông đa bội thể

  • Bài 1 trang 111 SGK Sinh học 9

    Giải bài 1 trang 111 SGK Sinh học 9. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào được xem là ca bàn?

  • Bài 2 trang 111 SGK Sinh học 9

    Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? Cho ví dụ.

  • Bài 3 trang 111 SGK Sinh học 9

    Giải bài 3 trang 111 SGK Sinh học 9. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng hoặc vật nuôi ở Việt Nam là ở lĩnh vực nào?