Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Có 2 loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Hai loại tế bào này phân biệt nhau bởi tế bào nhân sơ có trước, ADN bên trong tế bào không được màng nhân bảo vệ, chưa có các bào quan và chưa có khung xương tế bào.
Tế bào nhân sơ cấu tạo nên những sinh vật thích nghi nhất trên Trái Đất vì:
-
Kích thước dao động từ 1µm đến 5µm, bằng 1.10 tế bào nhân thực.
-
Tỉ lệ S bề mặt cơ thể / V cơ thể lớn dẫn tới tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh.
-
Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh
-
Sinh sản nhanh
Tế bào nhân sơ phổ biến nhất là tế bào hình cầu, hình que và hình xoắn.
2. Cấu tạo tế bào nhân sơ
a) Lông, roi và màng ngoài:
-
Lông và roi đều có cấu tạo từ bó sợi protein. Mỗi tế bào có 1 roi và nhiều lông. Trong đó, lông có vai trò giúp TB bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt sinh vật khác. Roi có vai trò giúp tế bào định hướng di chuyển.
b) Thành tế bào và màng tế bào:
-
Thành tế bào có vai trò như một bộ khung, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
-
Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein. Màng TB có chức năng trao đổi chất ra vào tế bào có chọn lọc, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
c) Tế bào chất:
Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương (chất keo lỏng có thành phần chính là nước, còn lại là các hợp chất hữu cơ và chất khác).
Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.
Ngoài ra tế bào chất có chứa Ribosome là nơi tổng hợp nên protein.
d) Vùng nhân:
Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmit, là các phân tử DNA nhỏ dạng vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.
Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ: