Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạoTải vềLý thuyết Số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn ,đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
I. Phân số thập phân và số thập phân âmPhân số thập phân là là phân số mà mẫu là lũy thừa của $10$. Ví dụ: $\dfrac{7}{{10}};\dfrac{{ - 15}}{{1000}};...$ là các phân số thập phân. - Ta viết $ - \dfrac{{15}}{{10}} = - 1,5$ và gọi $ - 1,5$ là số thập phân âm, đọc là “ âm một phẩy năm”. - Các số $2,3;\,\,0,24;...$gọi là các số thập phân dương, đôi khi còn được viết là $ + 2,3;\,\, + 0,24;...$ - Các số thập phân dương và các số thập phân âm gọi chung là số thập phân. Nhận xét: - Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại. - Số thập phân gồm hai phần: + Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy; + Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy. II. So sánh hai số thập phân- Số thập phân âm nhỏ hơn $0$ và nhỏ hơn số thập phân dương - Nếu $a,b$ là hai số thập phân dương và $a > b$ thì $ - a < - b$. Ví dụ: a) $2,34 < 5,21$ b) Do $2,3 > 1,5$ nên $ - 2,3 < - 1,5$. Chú ý: Nếu $a < b$ và $b < c$ thì $a < c$. III. Số đối của một số thập phânHai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau. Ví dụ: Số đối của $ - 1,5$ là $1,5$. Số đối của $24,3$ là $ - 24,3$
Quảng cáo
|