Lý thuyết phóng xạ

1. Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo).

Quảng cáo

PHÓNG XẠ

1. PHÓNG XẠ: là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

2. CÁC TIA PHÓNG XẠ

- Phóng xạ \(\alpha \;({}_2^4He)\): hạt nhân con lùi hai ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                             \({}_Z^AX \to \;{}_2^4He\; + \;{}_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

- Phóng xạ \({\beta ^ - }\;({}_{ - 1}^0e)\): hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                           \({}_Z^AX \to \;{}_{ - 1}^0e\; + \;{}_{Z + 1}^AY\)

- Phóng xạ \({\beta ^ + }\;({}_{ + 1}^0e)\): hạt nhân con lùi một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng tuần hoàn:

                                           \({}_Z^AX \to \;{}_{ + 1}^0e\; + \;{}_{Z - 1}^AY\)

- Phóng xạ \(\gamma \): Sóng điện từ có bước sóng rất ngắn:

                                           \({}_Z^A{X^*} \to \;\gamma \; + \;{}_Z^AX\)

So sánh Bản chất và tính chất của các loại tia phóng xạ

3. ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ

a. Chu kì bán rã (T): là thời gian để một nửa số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

b. Hằng số phóng xạ: \(\lambda = \frac{{\ln 2}}{T}\)      (đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ)

c. Định luật phóng xạ:

Sơ đồ tư duy về phóng xạ - Vật lí 12


Quảng cáo
close