Lý thuyết phép nhân phân số

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau.

Quảng cáo

Qui tắc

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau: 

                  \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}.\)

Lưu ý 

a) Vì một số nguyên m được coi là phân số \(\dfrac{m}{1}\) nên

\(m.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m}{1}.\dfrac{a}{b}=\dfrac{m.a}{1.b}=\dfrac{m.a}{b}.\)

Điều này có nghĩa là: Muốn nhân một số nguyên với một phân số, ta nhân số nguyên đó với tử của phân số và giữ nguyên mẫu.

b) Với n là một số nguyên dương, ta gọi tích của n thừa số \(\dfrac{a}{b}\) là lũy thừa bậc n của \(\dfrac{a}{b}\) và kí hiệu là \(\left (\dfrac{a}{b} \right )^{n}\). 

Theo quy tắc nhân phân số, ta có :

\({\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n} = \underbrace {\dfrac{a}{b}.\dfrac{a}{b}.....\dfrac{a}{b}}_{n\,\,\,thừa\,\,\,số} \)\(= \dfrac{{a.a....a}}{{b.b....b}} = \dfrac{{{a^n}}}{{{b^n}}}\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close