Lý thuyết phép cộng và phép nhân

Kết quả của phép cộng được gọi là tổng

Quảng cáo

1. Tổng và tích hai số tự nhiên

Phép cộng

\(a + b = c\)

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Khi đó, a và b được gọi là những số hạng; c là tổng của hai số a và b.

Phép nhân

\(a.b = d\)

(thừa số) . (thừa số)  = (tích)

Khi đó a và b được gọi là những thừa số; d là tích của hai số a và b.

2. Các tính chất của phép cộng và phép nhân

 

3. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Thực hiện phép cộng, phép nhân

Phương pháp:

- Cộng hoặc nhân các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”

Ví dụ: \(23.3 + 2.4 = 69 + 8 = 77\)

Dạng 2 :  Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh

Phương pháp:

 Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối...để tính một cách nhanh chóng.

Ví dụ: Tính hợp lý  \(879.2 + 879.996 + 3.879\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}879.2 + 879.996 + 3.879\\ = 879.\left( {2 + 996 + 3} \right)\\ = 879.1001\\ = 879879\end{array}\)

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức

Phương pháp:

Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: thừa số bằng tích chia cho thừa số đã biết, một số hạng bằng tổng trừ số hạng đã biết…

Ví dụ: Tìm x biết: \(4.\left( {x + 11} \right) = 60\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
4.\left( {x + 11} \right) = 60\\
x + 11 = 60:4\\
x + 11 = 15\\
x = 15 - 11\\
x = 4
\end{array}\)

Vậy \(x=4\).

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close