Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Cánh diềuLý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
LỰC MA SÁT I. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy. Ví dụ: Con người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm, nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ. - Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: + Lực ma sát trượt xuất hiện khi em bé chơi cầu trượt + Lực ma sát trượt xuất hiện khi kéo một khúc gỗ trượt trên mặt bàn. - Ngoài ra, còn có lực ma sát lăn. Ví dụ: ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực cản (lực ma sát) lên các vật chuyển động, đảm bảo cho các thiết bị, linh kiện, máy móc,... được vận hành một cách dễ dàng. II. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúcBề mặt một tấm kim loại rất nhẵn khi nhìn bằng mắt thường, nhưng qua kính hiển vi có thể thấy gồ ghề, lồi lõm (hình vẽ). Khi hai bề mặt như vậy áp sát vào nhay, các chỗ lồi lõm này tác dụng lực lên nhau gây ra lực ma sát giữa hai bề mặt. => Tương tác giữa hai bề mặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng. III. Ma sát và chuyển động1. Làm giảm ma sát - Trong nhiều trường hợp, do cản trở chuyển động, ma sát có thể gây hại. Khi đó, người ta phải tìm cách giảm ma sát. - Để giảm ma sát, người ta dùng nhiều cách khác nhau như: + Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc + Bôi trơn bằng dầu mỡ + Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn 2. Làm tăng ma sát - Ma sát không chỉ cản trở chuyển động mà trong nhiều trường hợp ma sát còn thúc đẩy chuyển động. Khi đó, người ta cần tìm cách làm tăng ma sát. - Các cách để tăng ma sát: + Tăng áp lực + Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc (cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày, rải cát trên đường trơn, …). Ví dụ: Khi đi bộ trên đường trơn cần phải tăng ma sát giữa chân và mặt đường để không bị trượt ngã. 3. Ma sát trong an toàn giao thông - Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông: + Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xelăn trên đường không bị trượt. + Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,… IV. Lực cản của nước- Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc nhau mà cả khi vật chuyển động trong nước hay trong không khí. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí. - Chúng ta có thể cảm nhận được lực cản của nước bằng giác quan của mình. Ví dụ: Khi đi dưới nước sẽ cảm thấy bị cản trở nhiều hơn đi trên cạn. - Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau. Sơ đồ tư duy về lực ma sát - KHTN 6 - Cánh diều
Quảng cáo
|