Lý thuyết Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hành- Hình thang cân Toán 6 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Hình chữ nhật- Hình thoi- Hình bình hành- Hình thang cân Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

I. Hình chữ nhật

1. Nhận biết hình chữ nhật

Hình chữ nhật \(ABCD\) có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: \(AB = CD;\,\,BC = AD\).

- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.

- Bốn góc ở đỉnh A, B, C, D bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường:

\(AC = BD\) và \(OA = OC;\,\,OB = OD\).

2.Cách vẽ hình chữ nhật

Bước 1. Vẽ theo một cạnh góc vuông của ê ke đoạn thẳng AB có độ dài bằng 6 cm

Bước 2. Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm A và một cạnh ê ke nằm trên AB, vẽ theo cạnh kia của ê ke đoạn thẳng AD có độ dài bằng 9 cm

Bước 3. Xoay ê ke rồi thực hiện tương tự như ở Bước 2 để được cạnh BC có độ dài bằng 9 cm

Bước 4. Vẽ đoạn thẳng CD.

II. Hình thoi

1. Nhận biết hình thoi

Hình thoi ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau: \(AB = BC = CD = DA;\)

- Hai cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau.

- Hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

2. Vẽ hình thoi

Ví dụ: Dùng thước và compa vẽ hình thoi \(ABCD\), biết \(AB = 5\,cm\) và \(AC = 8\,cm\).

Bước 1Dùng thước vẽ đoạn thẳng \(AC = 8\,cm\)

Bước 2Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính \(5\,cm\).

Bước 3. Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm C bán kính \(5\,cm\); phần đường tròn này cắt phần đường tròn tấm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm B và D.

Bước 4Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

III. Hình bình hành

1.Nhận biết hình bình hành

Hình bình hành ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau: \(AB = CD;\,BC = AD\).

- Hai cặp cạnh đối diện song song: \(AB\) song song với \(CD\); \(BC\) song song với \(AD\).

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: \(OA = OC;\,OB = OD.\)

- Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.

2.Cách vẽ hình bình hành

Cách vẽ hình bình hành có hai cạnh là a và b:

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng \(AB = a\left( {cm} \right)\)

 

Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua \(B\). Lấy điểm \(C\) trên đường thẳng đó sao

cho \(BC = b\left( {cm} \right)\)

 

Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua \(A\) và song song với cạnh \(BC\), đường thẳng qua \(C\) và song song với \(AB\). Hai đường thẳng này cắt nhau tại \(D\), ta được hình bình hành \(ABCD\).

IV. Hình thang cân

1. Nhận biết hình thang cân

Hình thang cân \(MNPQ\) có:

Hai cạnh cạnh bên song song: \(MN\) song song với \(PQ\).

- Hai cạnh bên bằng nhau: \(MQ = NP\).

- Hai đường chéo bằng nhau: \(MP = NQ\).

- Hai góc kề với cạnh cạnh bên \(PQ\) bằng nhau, tức là hai góc \(NPQ\) và \(PQM\) bằng nhau; hai góc kề với cạnh bên \(MN\) bằng nhau, tức là hai góc \(QMN\) và \(MNP\) bằng nhau.

2.Cách gấp hình thang cân

Bước 1: Gấp đôi một tờ giấy hình chữ nhật

Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện (Cạnh không chứa nếp gấp). Cắt theo đường nét đứt như hình minh họa.

Bước 3: Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close