Lý thuyết hiệu điện thế

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

Quảng cáo

Lý thuyết hiệu điện thế

I – HIỆU ĐIỆN THẾ 

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế

+ Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ $U$

+ Đơn vị đo hiệu điện thế là: Vôn – kí hiệu $V$

+ Đối với các hiệu điện thế nhỏ người ta thường dùng đơn vị milivôn $\left( mV \right)$, lớn – kilôvôn $kV$

$\begin{align}  & 1mV=0,001V={{10}^{-3}}V \\  & 1kV=1000V={{10}^{3}}V \\ \end{align}$

Chú ý: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

II – VÔN KẾ

Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.

Để đo hiệu điện thế, cần mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện, chốt âm của vôn kế với cực âm của nguồn điện.

Hay nói cách khác muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải măc vôn kế song song với đoạn mạch đó.

III – ĐỌC THÊM

+ Đơn vị của hiệu điện thế được đặt theo tên nhà vật lí học người I-ta-li-a là Vôn-ta

+ Nếu trên mặt vôn kế hoặc trên thang đo có ghi chữ V thì số đo của vôn kế được tính ra đơn vị vôn ; nếu ghi chữ mV thì tính theo đơn vị milivôn.

+ Ở đồng hồ đo điện đa năng và ở một số vôn kế có cấu tạo nhiều thang đo có các giới hạn đo khác nhau. Khi chưa thể ước lượng được giá trị hiệu điện thế cần đo, để tránh hư hỏng có thể xảy ra cho vôn kế, thoạt đầu cần sử dụng thang đo có giới hạn đo lớn nhất. Bằng cách đó, xác định sơ bộ giá trị hiệu điện thế cần đo, rồi căn cứ vào giá trị sơ bộ này mà chọn thang đo cho phù hợp.

Sơ đồ tư duy về hiệu điện thế


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close