Lý thuyết hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Quảng cáo

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

I. Lịch sử

1. Hiện thực lịch sử

Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. 

2. Nhận thức lịch sử

Nhận thức lịch sử là hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau. 

Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. 

II. Sử học

1. Khái niệm Sử học

Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng. 

2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học. 

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục).

3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học


4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học


5. Khái quát về các nguồn sử liệu:

Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, 

- Sử liệu trực tiếp

- Sử liệu gián tiếp

- Sử liệu thành văn

- Sử liệu truyền miệng

- Sử liệu hiện vật

- Sử liệu kĩ thuật đa phương tiện


6. Một số phương pháp cơ bản của sử học.

- Phương pháp lịch sử: xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc)

- Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close