Lý thuyết giao lưu thương mại và văn hóa mười thế kỉ đầu công nguyên Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạoLý thuyết giao lưu thương mại và văn hóa mười thế kỉ đầu công nguyên Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại - Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam Á với thế giới bên ngoài. - Trên con đường giao thương mại qua vùng biển lúc bấy giờ, Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,… đặc biệt là trầm hương một mặt hàng có giá trị cao. - Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,… - Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa - Theo con đường giao lưu thương mại, các nền văn hóa ngoài khu vực đã lan tỏa đến Đông Nam Á. - Từ thế kỉ III, người Ấn Độ đã chiếm ưu thế trong buôn bán và truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực này. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. - Tôn giáo Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh cóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng đến nền văn hóa của các vương quốc trong khu vực. - Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Trong khi đó, Hin-đu giáo lại khá phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp. - Cùng với tôn giáo, chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập. Về sau, các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ La Mã cổ. Văn hóa Ấn Độ lan tỏa đến Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo của khu vực. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X. ND chính
Sơ đồ tư duy giao lưu thương mại và văn hóa Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên loigiiahay.com
Quảng cáo
|