Lý thuyết Điện trở của dây dẫn - Định luật ômĐịnh luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với... Quảng cáo
ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM 1. Điện trở của dây dẫn - Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. - Điện trở kí hiệu là R. - Đơn vị của điện trở là Ôm \(\left( \Omega \right)\) + \(1k\Omega = 1000\Omega \) + \(1M\Omega = {10^6}\Omega \) - Kí hiệu của sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
hoặc - Công thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \dfrac{U}{I}\), với U là hiệu điệ thế (V); I là cường độ dòng điện (A) + Cùng một dây dẫn thương số \(\frac{U}{I}\) có trị số không đổi. + Các dây dẫn khác nhau thì trị số \(\frac{U}{I}\) là khác nhau. 2. Định luật Ôm Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây - Công thức: \(I = \dfrac{U}{R}\) Trong đó: + \(I\):Cường độ dòng điện \(\left( A \right)\) + \(U\) Hiệu điện thế \(\left( V \right)\) + \(R\) Điện trở \(\left( \Omega \right)\) - Ta có: \(1A = 1000mA\) và \(1mA = {10^{ - 3}}A\) - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ \(\left( {U = 0;{\rm{ }}I = 0} \right)\) - Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
Video mô phỏng về định luật Ohm
Sơ đồ tư duy
Quảng cáo
|