Lý thuyết đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa thời Bắc thuộc Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạoLý thuyết đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa thời Bắc thuộc Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Quảng cáo
I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc - Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán. Tuy nhiên, người Việt luôn có ý thức giữ gìn dòng giống Tiên Rồng và nền văn hóa của cha ông ta để lại. - Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ. - Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,… tiếp tục được duy trì. - Ẩn mình sau những lũy tre, làng Việt là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giày. II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc trong thời Bắc thuộc: - Phật giáo, Đạo giáo dụ nhập vào nước ta thời kì này, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian - Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán-Việt ngày càng phong phú, đặc sắc - Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trọt trọt và nhiều sản phẩm thủ công khác. ND chính
Sơ đồ tư duy đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa thời Bắc thuộc
Loigiaihay,com
Quảng cáo
|