Lý thuyết Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng Toán 6 Chân trời sáng tạo

Tải về

Lý thuyết Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo

1. Chia hết và chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b khác 0. Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho

a = b. q + r, trong đó \(0 \le r < b\). Ta gọi q và r lần lượt là thươngsố dư trong phép chia a cho b.

- Nếu r = 0 tức a = b . q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a\( \vdots \)b và ta có phép chia hết a : b = q.

- Nếu \(r \ne 0\), ta nói a không hết cho b, kí hiệu a \(\not{ \vdots }\) b và ta có phép chia có dư.

2. Tính chất chia hết của một tổng

Tính chất 1

Cho a, b, n là các số tự nhiên, n khác 0.

Nếu a\( \vdots \)n và b\( \vdots \)n thì (a + b)\( \vdots \)n và (a - b)\( \vdots \)n \(\left( {a \ge b} \right)\)

Nếu a\( \vdots \)n, b\( \vdots \)n và c\( \vdots \)n thì (a + b + c)\( \vdots \)n

Trong một tổng, nếu một số hạng đều chia hết cho cùng một số thì tổng cũng chia hết cho số đó.

Tính chất 2

Cho a, b, n là các số tự nhiên, n khác 0. \(\left( {a \ge b} \right)\)

Nếu a \(\not{ \vdots }\) n và b\( \vdots \)n thì (a + b) \(\not{ \vdots }\) n và (a - b) \(\not{ \vdots }\) n

Nếu a\( \vdots \)n và b \(\not{ \vdots }\) n thì (a - b) \(\not{ \vdots }\) n

Nếu a \(\not{ \vdots }\) n, b\( \vdots \)n và c\( \vdots \)n thì (a + b + c) \(\not{ \vdots }\) n

Nếu trong một tổng chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho một số, các số hạng còn lại đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

CÁC DẠNG TOÁN VỀ TÍNH CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG

1. Xét tính chia hết của một tổng hoặc một hiệu

Phương pháp:

Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 về sự chia hết của một tổng, một hiệu.

Ví dụ:

a)

Ta có \(6 \vdots 3;\,9 \vdots 3;\,15 \vdots 3\, \Rightarrow 6 + 9 + 15 = 30 \vdots 3\)

b)

Ta có: \(75 \vdots 15\) và \(12\not  \vdots 15\) nên \(75 + 12\not  \vdots 15\) và \(75 - 12\not  \vdots 15\)

c) 

\(10 \vdots 5;\,15 \vdots 5;\,12\not  \vdots 5 \Rightarrow 10 + 15 + 12 = 37\not  \vdots 5\).

2. Tìm điều kiện của một số hạng để tổng hoặc hiệu chia hết cho một số nào đó

Phương pháp:

Áp dụng tính chất 1 và tính chất 2 để tìm điều kiện của số hạng chưa biết.

Ví dụ:

Cho tổng \(M = 105 + 72 + x\) . Để $M$ chia hết cho $3$ thì $x$ phải như thế nào?

Giải:

Vì \(105\, \vdots \,3;\,72\, \vdots \,3\) nên để \(M = 105 +72 + x\) chia hết cho \(3\) thì \(x\, \vdots \,3\).

3. Xét tính chia hết của một tích

Phương pháp:

 Áp dụng tính chất: Nếu trong một tích các số tự nhiên có một thừa số chia hết cho một số nào đó thì tích cũng chia hết cho số đó.

Ví dụ:

Nếu $n$ chia hết cho $13$ thì $2n$ cũng chia hết cho $13$.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close