Lý thuyết các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Sinh 10 Kết nối tri thứcThế giới sống được tổ chức một cách đặc biệt tạo nên các sinh vật sống có những đặc điểm mà vật không sống không có được. Vậy thê giới sống được tổ chức như thế nào? Quảng cáo
I. Các cấp độ tổ chức sống 1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng … 2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản
3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử. Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định. Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở cùng một thời điểm. Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái. Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào. Ví dụ:
II. Đặc điểm chung của thế giới sống 1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc
2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh
Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.
Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
Sơ đồ tư duy các cấp độ tổ chức của thế giới sống: Quảng cáo
|