Lý thuyết Định luật Ohm. Điện trở - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn Định luật Ohm Điện trở của một đoạn dây dẫn

Quảng cáo

Bài 7. Định luật Ohm. Điện trở

I. Tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn

- Đoạn dây dẫn có tác dụng cản trở dòng điện

- Các đoạn dây dẫn khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau

II. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn

- Tỉ số \(\frac{U}{I}\) của mỗi đoạn dây dẫn luôn có một giá trị xác định, đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của mỗi đoạn dây dẫn đó

III. Định luật Ohm

- Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó

\(I = \frac{U}{R}\)

Trong đó:

I là cường độ dòng điện trong đoạn dây dẫn (A)

U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây (V)

R là điện trở của đoạn dây dẫn (\(\Omega \))

- Đơn vị: Ôm (\(\Omega \))

IV. Điện trở của một đoạn dây dẫn

1. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Điện trở suất

- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

- Tác dụng cản trở dòng điện của vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng điện trở suất của vật liệu. Kí hiệu: \(\rho \), đơn vị: \(\Omega m\)

2. Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn

\(R = \rho \frac{l}{S}\)

Trong đó:

R là điện trở của đoạn dây (Ω)

ρ là điện trở suất của chất làm dây dẫn (Ωm)

l là chiều dài của đoạn dây dẫn (m)

S là tiết diện của dây dẫn (m2)

Sơ đồ tư duy về “Điện trở. Định luật Ohm”

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close