Lý thuyết Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Định luật khúc xạ ánh sáng Hiện tượng phản xạ toàn phần

Quảng cáo

Bài 3. Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần

I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.

II. Định luật khúc xạ ánh sáng

1. Chiết suất của môi trường

- Chiết suất n của môi trường có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng truyền trong chân không và tốc độ ánh sáng truyền trong môi trường đó

\(n = \frac{c}{v}\)

- Các môi trường đều có chiết suất lớn hơn 1, chiết suất của không khí gần đúng bằng 1

2. Định luật khúc xạ ánh sáng

 

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:

\(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

III. Hiện tượng phản xạ toàn phần

- Ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn

- Góc tới i lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn igh. Trong đó, góc igh được xác định bằng công thức:

\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Trong đó:

igh là góc tới hạn phản xạ toàn phần (độ)

n1 và n2 lần lượt là chiết suất môi trường lớn và chiết suất môi trường nhỏ hơn

Sơ đồ tư duy về “Khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần”

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close