Lý thuyết Tinh bột và cellulose - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Tinh bột có công thức phân tử (C6H10O5)n là chất rắn

Quảng cáo

I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Tinh bột có công thức phân tử (C6H10O5)n là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng tạo hệ keo gọi là hồ tinh bột.

- Cellulose có công thức phân tử (C6H10O5)m là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường.

- Tinh bột có nhiều ở hạt, củ và quả của cây, cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.

- Tinh bột và cellulose được hình thành từ phản ứng quang hợp.

II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng màu của tinh bột với iodine

Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo ra hợp chất có màu xanh tím, cellulose không có phản ứng màu với iodine.

2. Phản ứng thủy phân

Tinh bột và cellulose khi đun nóng trong dung dịch acid loãng bị thủy phân tạo ra glucose

III. Ứng dụng

1. Ứng dụng của tinh bột

Tinh bột là thức ăn quan trọng của người và nhiều động vật, là nguyên liệu của một số ngành công nghiệp.

 

2. Ứng dụng của cellulose

Cellulose là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và là nguồn thức ăn cho một số loại động vật.

 

IV. Sự tạo thành tinh bột và cellulose trong tự nhiên

Qúa trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và cellulose.

 SƠ ĐỒ TƯ DUY

 

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close