Lý thuyết Cơ năng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Động năng Thế năng trọng trường Cơ năng

Quảng cáo

Bài 2. Cơ năng

I. Động năng

- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì khả năng sinh công càng lớn, tức là động năng của vật càng lớn.

- Động năng của vật được xác định bằng biểu thức

\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

Trong đó:

Wđ là động năng của vật (J)

m là khối lượng của vật (kg)

v là tốc độ của vật (m/s)

II. Thế năng trọng trường

- Vật ở độ cao nào đó đều có năng lượng được gọi là thế năng trọng trường

- Vật có trọng lượng càng lớn và ở càng cao thì khả năng sinh công càng lớn, tức là thế năng trọng trường của vật càng lớn. Thế năng trọng trường được xác định bằng biểu thức:

Wt = Ph

Trong đó:

Wt là thế năng trọng trường (J)

h là độ cao của vật so với vị trí O nào đó (m)

P là trọng trường của vật (N)

- Nếu vật ở vị trí O (h = 0) thì thế năng trọng trường của vật bằng không. Khi đó vị trí O được gọi là gốc thế năng

III. Cơ năng

 

- Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại cho nhau

- Tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng, kí hiệu là W

W = Wđ + Wt

- Nếu lực cản nhỏ, ta có thể bỏ qua phần cơ năng chuyển hóa thành năng lượng nhiệt truyền vào môi trường. Cơ năng được bảo toàn

Sơ đồ tư duy về “Cơ năng”

 

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close