Lý thuyết Bài 13: Bếp hồng ngoại SGK Công nghệ 6 - Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 13: Bếp hồng ngoại SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức đầy đủ, ngắn gọn, hay nhất.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo

I. CẤU TẠO 

- Bếp hồng ngoại gồm các bộ phận chính: Mặt bếp; bảng điều khiển; thân bếp; mâm nhiệt hồng ngoại

   + Mặt bếp: Là nơi đặt nồi nấu, có chức năng dẫn nhiệt, thường được làm bằng kính chịu nhiệt, có độ bền cao. 

   + Bảng điều khiển: là nơi để điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp. Trên bảng điều khiển có các nút tăng- giảm nhiệt độ, chọn chế độ nấu, các đèn báo 

   + Thân bếp: Là toàn bộ phần còn lại bên dưới mặt bếp và bảng điều khiển, có chức năng bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong của bếp 

   + Mâm nhiệt hồng ngoại: Là phần nằm phía trong thân bếp và sát với mặt bếp có chức năng cung cấp nhiệt độ cho bếp

II. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG 

- Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và là chín thức ăn 

- Với nguyên lí làm việc như trên, trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có nhiệt độ rất cao và có thể có ánh sáng màu đỏ. 

 

III. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG 

1. Lựa chọn 

Bên cạnh những lưu ý chung về lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình, việc chọn bếp hồng ngoại cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn chức năng, kiểu dáng, công suất, thương hiệu của bếp 

2. Sử dụng

a. Những bước cơ bản khi sử dụng 

- Chuẩn bị: Kiểm tra và làm sạch bề mặt bếp; lựa chọn nồi, chảo nấu phù hợp với bếp; đặt nồi nấu lên bếp; cấp điện cho bếp. 

- Bật bếp: nhấn nút nguồn, chọn chế độ nấu hoặc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp 

- Tắt bếp: Sau khi nấu xong, nhấn nút nguồn để tắt bếp. 

b. Một số lưu ý khi sử dụng 

- Đặt bếp ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

- Không được chạm tay lên bề mặt khi đang nấu hoặc vừa nấu xong 

- Khi vệ sinh mặt bếp, cần sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa phù hợp

- Sử dụng nồi có đáy phẳng để đun nấu 

* Kĩ sư điện: là người tốt nghiệp chuyên ngành điện tại trường đại học. Công việc chính của người kĩ sư điện là xây dựng, thiết kế, thử nghiệm, giám sát và phát triển các hệ thống điện. 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close