Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm
Câu 1
Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:
M: - Từ cùng nghĩa: can đảm
- Từ trái nghĩa: hèn nhát
Phương pháp giải:
Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm
Lời giải chi tiết:
Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,
Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...
Câu 2
Đặt câu với một trong các từ tìm được:
Phương pháp giải:
Con đặt câu sao cho phù hợp về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.
Lời giải chi tiết:
Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.
Câu 3
Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
- ....... bênh vực lẽ phải
- Khí thế .....
- Hi sinh ....
Phương pháp giải:
- Anh dũng: dũng cảm quên mình
- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.
- Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.
Lời giải chi tiết:
- Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
- Khí thế dũng mãnh.
- Hi sinh anh dũng.
Câu 4
Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn
Phương pháp giải:
- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.
- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.
- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.
- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.
- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.
- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
Lời giải chi tiết:
Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
Câu 5
Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4
Phương pháp giải:
- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.
- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.
- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.
- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.
- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.
- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
Lời giải chi tiết:
Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay
-
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài:Tả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 4. Viết kết bài mở rộng cho một trong các đề tài dưới đây: a. Cây tre ở làng quê
-
Soạn bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy trang 80 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy trang 80 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
-
Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã nghe hay đã đọc.
-
Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì? trang 78 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì? trang 78 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm.