Lí thuyết Bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian - Vật lí 10

Gia tốc Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng Tính gia tốc và độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo

BÀI 3. GIA TỐC VÀ ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN

I. Gia tốc

- Định nghĩa: Gia tốc là độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian

- Biểu thức: 

\(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Trong đó:
 

+\(\Delta \overrightarrow v \): độ thay đổi vận tốc (m/s)

+ Δt: thời gian vật chuyển động (s)

- Gia tốc xét như trên là gia tốc trung bình. Nếu khoảng thời gian rất nhỏ thì gia tốc được gọi là gia tốc tức thời

- Nếu trong khoảng thời gian Δt, vật chuyển động thẳng, vận tốc thay đổi từ v1 đến v2 thì giá trị gia tốc là:

\(a = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}}\)

- Gia tốc là một đại lượng vecto => cần xác định cả hướng và độ lớn

- Đơn vị của gia tốc: m/s

II. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng

Đồ thị tương ứng với số liệu trong bảng 3.1

- Độ dốc của đồ thị cho biết độ thay đổi vận tốc của xe hay độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian có giá trị bằng gia tốc của chuyển động

=> Độ dốc càng lớn, gia tốc càng lớn

+ Nếu độ dốc âm và vật đang chuyển động theo chiều được quy ước là dương thì gia tốc của vật mang giá trị âm, vật chuyển động chậm dần

+ Nếu độ dốc dương và vật đang chuyển động theo chiều được quy ước là dương thì gia tốc của vật mang giá trị dương, vật chuyển động nhanh dần.

- Một số ví dụ về đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng

III. Tính gia tốc và độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian

1. Tính gia tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian

- Sử dụng tam giác với cạnh Δv biểu thị độ thay đổi vận tốc, cạnh Δt biểu thị thời gian

Ví dụ: 

Trong 5 giây đàu tiên, gia tốc có giá trị không đổi:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{20 - 0}}{5} = 4\)(m/s2)

2. Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian

Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc – thời gian

Ví dụ:

+ Chuyển động thẳng với vận tốc không đổi


Độ dịch chuyển bằng tích của vận tốc và thời gian:

Độ dịch chuyển = 20 m/s x 15 s = 300 m

+ Chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi đều

Độ dịch chuyển là diện tích của tam giác được tô màu:

Sơ đồ tư duy về "Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian"
Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close