Kết đoạn theo kiểu mở rộng của bài văn: Em hãy tả lũy tre, cây tre nơi làng quê emCâu chuyện cổ người anh hùng làng Gióng vung gộc tre đánh đuổi giặc Ân chợt nhớ lại như đưa em về cõi mộng ngày xưa. Quảng cáo
Đề bài Đề bài: Kết đoạn theo kiểu mở rộng của bài văn: Em hãy tả lũy tre, cây tre nơi làng quê em Lời giải chi tiết 1. ...Theo bố mẹ ra thành phố học hành đã 6 năm rồi. Nhưng mỗi lần về thăm quê nội, em vẫn bâng khuâng đứng nhìn màu xanh ngào ngạt của đồng lúa, màu xanh thẫm của lũy tre cố hương. Nhìn dáng tre thanh cao, nhìn lá tre xòe ra những ngón tay thanh tú, dịu dàng em càng yêu quý quê cha đất mẹ, càng thêm quý mến và biết ơn người dân cày Việt Nam, những con người hiền lành, chất phác, cần cù và giàu lòng yêu nước đang sống yên vui sau lũy tre làng. Câu chuyện cổ người anh hùng làng Gióng vung gộc tre đánh đuổi giặc Ân chợt nhớ lại như đưa em về cõi mộng ngày xưa. Em yêu quý lũy tre làng với tất cả niềm tự hào và tình nghĩa thủy chung đối với quê hương.
2. Phần kết bài "Cây tre Việt Nam" nhà văn Thép Mới đã viết: ..." Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng nứa, tre sẽ còn mãi với các em, cỏn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc hòa bình. Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhung trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Loigiaihay.com
Quảng cáo
|