Kể chuyện: Người mẹ hiền trang 64 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Kể chuyện: Người mẹ hiền trang 64 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 1. Dựa theo tranh vẽ kể lại từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của em.
Câu 1
Dựa theo tranh vẽ kể lại từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của em.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát 4 bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1 : Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, chúng mình đi xem đi”.
- Tranh 2 : Hết giờ ra chơi, hai bạn tới bên bức tường. Nam đẩy Minh ra ngoài trước, đến lượt Nam lách ra thì bác bảo vệ tới, nắm chặt hai chân em. Em vùng vẫy vì sợ quá, bác bảo vệ lại càng nắm chặt hơn. Vậy là cậu ấy khóc toáng lên.
- Tranh 3 : Cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay không làm đau Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.
- Tranh 4 : Nam bật khóc vì đau và xấu hổ. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào:
- Từ nay các em còn trốn học đi chơi nữa không?
Hai bạn đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô vui lòng, bảo hai bạn về chỗ và tiếp tục giảng bài.
Câu 2
Dựng lại câu chuyện theo vai : người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo.
Dựng lại câu chuyện theo sự hướng dẫn của thầy cô, chú ý:
- Bạn Minh và Nam: giọng trong sáng, hồn nhiên, khi nhận lỗi với cô : giọng ăn năn, hối hận.
- Cô giáo: dịu dàng, ân cần và nghiêm khắc khi hỏi 2 bạn.
Loigiaihay.com
-
Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ao hay au ?
-
Soạn bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
-
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
-
Soạn bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 4. Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
-
Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.