Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).
Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào tay, các thụ quan ở da đau sẽ truyền tin theo đường cảm giác về tủy sống. Tủy sống phân tích kích thích và trả lời kích thích theo đường vận động phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. Đây là phản xạ không điều kiện ở con người.
Bảng. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Chỉ tiêu so sánh | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
---|---|---|
Định nghĩa | Là phản xạ sinh ra đã có, không cần học tập | Là những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện |
Đặc điểm |
- Bẩm sinh, có tính bền vững - Di truyền, mang tính chủng loại - Số lượng hạn chế - Chỉ trả lời các kích thích tương ứng - Cung phản xạ đơn giản - Trung ương ở trụ não và tủy sống |
- Dễ mất đi, không bền vững - Số lượng không hạn chế - Trả lời bất kì kích thích nào - Hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương ở vỏ não |
Ý nghĩa | Giúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trường | Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi |
Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh động vật:
- Từ đối xứng toả tròn → đối xứng 2 bên.
- Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.
- Tế bào thần kinh ngày càng phân bố tập trung ở đầu làm não phát triển.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay
-
Nghiên cứu hình 27. 1 sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Sinh học 11.
-
Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.
Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.
-
Bài 1 trang 113 SGK Sinh học 11
Giải bài 1 trang 113 SGK Sinh học 11. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
-
Bài 2 trang 113 SGK Sinh học 11
Giải bài 2 trang 113 SGK Sinh học 11. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?