Hoạt động của hệ mạch
Cấu trúc của hệ mạch, huyết áp, vận tốc máu
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
I. CẤU TRÚC CỦA HỆ MẠCH
Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → Động mạch nhánh → Tiểu động mạch chủ → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch nhánh → Tĩnh mạch chủ
Động mạch: thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết → Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu→ giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch)
Mao mạch: thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào.
Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại
Hình 1: Cấu trúc hệ mạch
II. HUYẾT ÁP
Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
- Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch
- Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn
Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch.
Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng
Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm
Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)
III. VẬN TỐC MÁU
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)
Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch → đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết
Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Hình 2. Biến động của vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện trong hệ mạch
Sơ đồ tư duy Tuần hoàn máu (tiếp theo):
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay
-
Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 82 SGK Sinh học 11.
-
Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm? Tại sao khi cơ thế mất máu thì huyết áp giảm?
Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm?
-
Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 84 SGK Sinh học 11.
-
Quan sát hình 19.4. sau đó trả lời các câu hỏi sau
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 84 SGK Sinh học 11.