Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)

Tóm tắt mục VI. Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Pháp muốn mở rộng chiến tranh nhằm thôn tính cả nước ta, chúng đàm phán với Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc.

=> Hiệp ước Hoa - Pháp được ký ngày 28 - 2 - 1946.

- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường:

+ Thứ nhất, khẩn trương cầm vũ khí chống Pháp.

+ Hoặc chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

=> Trước tình hình đó, ta chọn con đường thứ hai. Ngày 6 - 3 - 1946, Chủ tịch Hồ Chi Minh thay mặt Chính phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

Mục 2, 3

2. Nội dung Hiệp định Sơ bộ

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.

- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.

- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.

3. Ý nghĩa

- Giúp ta loại trừ bớt kẻ thù, tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Có thêm thời gian củng cố lực lượng.

Mục 4

4. Tình hình sau khi kí Hiệp định Sơ bộ

Ta: tranh thủ củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.

Pháp: vẫn gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, tăng cường khiêu khích, làm thất bại cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).

- Ngày 14 - 9 - 1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng hộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta biết chắc chắn nhất định sẽ nổ ra.

Ý nghĩa

Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước Việt-Pháp 14/9/1945

- Việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 là một chủ trưởng rất sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh (cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về phương pháp, biết lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, không cho chúng tập trung lực lượng chống ta…) trong hoàn cảnh đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài phức tạp, chính quyền cách mạng còn non trẻ.

- Với chủ trương đó, ta đã phá tan được vòng vây nguy hiểm của kẻ thù, không cho Pháp liên minh với Tưởng, loại trừ được 20 vạn quân THDQ, tiêu diệt bọn tay sai của chúng, tập trung được lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Đồng thời ta tranh thủ được thời gian hòa hoãn để tiếp tục khẩn trương xây dựng lực lượng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện cho cuộc kháng chiến sau này.

- Việc ký kết đó còn thể hiện ý chí hòa bình của dân tộc ta và nâng cao uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế

ND chính

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946): hoàn cảnh kí kết, nội dung và ý nghĩa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close