Dựa vào hinh 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 126 SGK Địa lí 9
Đề bài
Dựa vào hinh 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích.
Lời giải chi tiết
Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm:
- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước.
+ Đất phèn được cải tạo để phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Đất mặn thích hợp để phát triển rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm. Thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm tạo điều kiện phát triển khai thác thủy hải sản.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay
-
Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 126 SGK Địa lí 9
-
Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 128 SGK Địa lí
-
Bài 1 trang 128 SGK Địa lí 9
Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?
-
Bài 3 trang 128 SGK Địa lí 9
Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?