Hãy điền nội dung vào các bảng sau sao cho phù hợp.
Hãy điền nội dung vào các bảng sau sao cho phù hợp.
Quảng cáo
Đề bài
Hãy điền nội dung vào các bảng sau sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết
Bảng 32.1. So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Dấu hiệu so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
1. Vỏ nhầy
Có lông, roi, vỏ nhầy.
Không có vỏ nhầy.
2. Thành tế bào
Peptiđôglican.
Xenlulozơ và peptiđôglican, hemixenlulozơ.
3. Màng sinh chất
Có màng bao bọc vật chất di truyền.
Không có màng bao bọc vật chất di truyền.
4. Tế bào chất:
+ Ribôxôm
+ Bào quan khác
+ Chỉ có một bào quan là ribôxôm.
+ Không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc
+ Ribôxôm lớn hơn.
+ Có các hệ thống phân chia tế bào thành các xoang riêng biệt, có nhiều bào quan có màng bao bọc (Gôngi, Lizôxôm...).
5. Nhân:
+ Màng nhân
+ Nhân con
+ NST
Chưa có nhân điển hình chỉ có vùng tế bào chất chưa AND
Có nhân hoàn chỉnh: có màng nhân, trong nhân có chất nhiễm sắc và hạch nhân
Bảng 32.2. Cấu trúc và chức năng màng của các bào quan
Bào quan
Cấu trúc màng
Chức năng của màng
1. Ti thể
Màng kép (hai màng bao bọc). Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang cơ thể.
Màng ngoài: bảo vệ.
Màng trong: tăng diện tích bề mặt.
2. Lục lạp
Màng kép (hai màng), bên trong chứa chất nền strôma (có ADN và ribôxôm) và các hạt grana được nối với nhau bằng hệ thống màng (do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau – tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp).
Bảo vệ lục lạp và chất nền bên trong.
3. Lưới nội chất trơn
Màng đơn
Tổng hợp lipit, pôlisaccarit và khử độc.
4. Lưới nội chất hạt
Màng đơn, trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào
Tổng hợp prôtêin màng.
5. Bộ máy Gôngi
Màng đơn, dẹp, chồng lên nhau (nhưng tách biệt nhau) theo hình vòng cung.
Bảo vệ bộ máy Gôngi. Là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường…
Tạo ra các túi có màng bao bọc.
6. Lizôxôm
Màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân
Tiêu hóa nội bào.
7. Không bào
Màng đơn, bên trong là dịch không bào.
Bảo vệ và tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào.
8. Ribôxôm
Không có màng bao bọc
9. Trung thể
Không có màng bao bọc
Bảng 32.3. Cấu trúc và chức năng của tế bào
Cấu trúc của tế bào
Đặc điểm cấu trúc
Chức năng
Màng sinh chất
Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-động được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.
Tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào.
Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim,…).
Lưới nội chất hạt
Trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào
Tổng hợp prôtêin màng.
Lưới nội chất trơn
Có nhiều loại enzim.
Tổng hợp lipit, pôlisaccarit và khử độc.
Bộ máy Gôngi
Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng cách nhau, theo hình vòng cung.
Là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào.
Màng nhân
Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6-9 nm. Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80 nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
Bảo vệ nhân, cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
Ribôxôm
Là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Thành phần hóa học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé.
Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Nhân
Nhân phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5μm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.
Là kho chứa thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.
Ti thể
Ti thể có màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chất nền tạo ra những mào trên đó có nhiều loại enzim hô hấp.
Cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Lục lạp
Mỗi lục lạp bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu (chất nền strôma) và các hạt nhỏ (grana). Mỗi hạt grana gồm các túi dẹp (tilacôit), trên mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim, tạo ra vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10-20nm là các đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm, nên có khả năng tổng hợp prôtêin cần thiết cho bản thân.
Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
Không bào
Bào quan có cấu trúc màng đơn, có chứa nhiều chất hữu cơ và các ion khoáng.
Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
Có nhiều chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố…
Trung thể
Gồm 2 trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính khoảng 0,13μm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng.
Tham gia vào sự phân chia tế bào.
Vi sợi
Là các ống prôtêin.
Là nơi neo giữ các bào quan và duy trì hình dạng.
Thành phần cấu tạo nên roi của tế bào.
Vi ống
Là các ống prôtêin.
Là nơi neo giữ các bào quan và duy trì hình dạng.
Tạo nên bộ thoi vô sắc, thành phần cấu tạo nên roi của tế bào.