Giải VBT ngữ văn 6 bài Ôn tập về dấu câu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Ôn tập về dấu câu trang 143 VBT ngữ văn 6 tập 2.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 143 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau đây:

      Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng: các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa [...] Mùa xuân đã đến những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè bên những mái nhà toả khói những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá có những buổi, cả một quãng sông phía gần chân núi bỗng rợp đi vì hàng nghìn đôi cánh của những đàn sâm cầm tới tấp sà xuống, chẳng khác nào từng đám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

Lời giải chi tiết:

      Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và rải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách đây ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng: các vườn nhã, vườn vải đang trổ hoa... Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè bên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước, thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. Có những buổi, cả môt quãng sông phía gần chân núi bỗng rợp đi vì hàng nghìn đôi cánh của những đàn sâm cầm tới tấp sà xuống, chẳng khác nào từng đám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

Câu 2

Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không? Vì sao?

- Bạn đã đến thăm Động Phong Nha chưa?

- Chưa? Thế còn bạn đã đến chưa?

- Mình đến rồi.  Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?


Lời giải chi tiết:

    Đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi dùng chưa đúng:

  (1) ChưaThế bạn đã đến chưa?

=> Sửa lại: Chưa. Thế bạn đã đến chưa?

 (Do đây là câu trần thuật).

(2) Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?

 => Sửa lại: Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy.

 (Do đây là câu trần thuật).

Câu 3

Câu 3 (trang 144 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây.

Lời giải chi tiết:

Đặt dấu chấm than vào cuối câu sau:

- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan “ của nước ta!

Câu 4

Câu 4 (trang 144-145 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Phần cuối cùng những câu sau cần đặt dấu gì?

a, Mấy giờ rồi

b, Vừa nãy đã có người hỏi tớ mấy giờ rồi

c, Này, cậu đã làm bài tập số 4 chưa

d, Hãy cho biết đây là cái gì


Lời giải chi tiết:

a, Mấy giờ rồi?

b, Vừa nãy đã có người hỏi tớ mấy giờ rồi.

c, Này, cậu đã làm bài tập số 4 chưa?

d, Hãy cho biết đây là cái gì?

Câu 5

Câu 5 (trang 145 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Trong những câu sau, câu nào đặt dấu câu sai? Hãy chữa lại các câu đó cho đúng.

Lời giải chi tiết:

Các câu bị đặt sai dấu câu là: b, c, d.

Câu b chữa lại thành dấu ?

Câu c chữa lại thành dấu ?

Câu d chữa lại thành dấu !

Câu 6

Câu 6 (trang 145-146 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): 

Cho hai đoạn trích sau. Hãy giải thích tại sao ở hai câu cầu khiến lại dùng các dấu câu khác nhau. Đọc thành tiếng từng câu để thấy sự khác nhau đó.

Lời giải chi tiết:

- Câu cầu khiến ở đoạn trích a dùng dấu chấm than, vì: người nói là tên quan phủ nên mang tính chất ra lệnh với thái độ hách dịch.

- Câu cầu khiến ở đoạn trích b dùng dấu chấm, vì: cai lệ và người nhà lí trưởng không khác nhau về cấp bậc, mang tính bàn bạc gợi sự đồng ý.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close