Giải VBT ngữ văn 6 bài Nhân hóaGiải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Nhân hóa trang 50 VBT Ngữ văn 6 tập 2. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 50-51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn: Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Lời giải chi tiết: - Phép nhân hóa trong đoạn văn: Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn. - Tác dụng: + Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng. + Những chiếc tàu, chiếc xe cùng có tâm trạng, cảm xúc giống như con người. Câu 2 Câu 2 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Nêu các kiểu nhân hóa. Mỗi kiểu cho một ví dụ. Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết: - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: ông mặt trời, cô mây, chị hoa hồng. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: chuột chù gật gù đồng ý đi ngay. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người: trâu ơi, này bạn mèo! Câu 3 Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh? Lời giải chi tiết: - Điểm khác nhau giữa hai đoạn văn: + Cách 1: dùng phép nhân hóa khiến hình ảnh cái chổi rơm trở nên sinh động, gắn bó gần gũi giống như con người. + Cách 2: giải thích về cách thức làm cái chổi rơm - Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh. Câu 4 Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào. Lời giải chi tiết: Phép nhân hóa và tác dụng: a) - Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người. - Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. b) - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật. - Tác dụng: làm cho nét sinh hoạt và hình dáng của thế giới loài vật giống thế giới con người. c) - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật. - Tác dụng: hình ảnh mới lạ, làm cho hình ảnh cây cổ thụ và hình ảnh con thuyền trở nên gắn bó gần gũi như con người. d) - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật. - Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc. Câu 5 Câu 5 (trang 52-53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào. Nêu tác dụng của chúng. Lời giải chi tiết: Câu 6 Câu 6 (trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa. Lời giải chi tiết: Mỗi sáng em thức dậy thì đã thấy ông Mặt Trời lấp ló sau đỉnh núi. Chị gió luôn thoang thoảng qua những cánh đồng. Cô mây múa lượn từng tăng trên bầu trời. Quảng cảnh thiên nhiên thật đẹp. Trên con đường đến trường, cây xanh tô điểm cho con đường thêm xanh tươi, thêm sinh động. Em yêu lắm con đường quê em. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|