Mục I - Phần A - Trang 57,58,59 Vở bài tập Vật lí 9Giải trang 57,58,59 VBT vật lí 9 Mục I - Tự kiểm tra (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 20 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài I - TỰ KIỂM TRA 1-3 1. Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ ........... 2. - Thương số U/I là ........... 3. Vẽ sơ đồ Lời giải chi tiết: 1. Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó. 2. - Thương số U/I là giá trị của điện trở R đặc trưng cho dây dẫn. - Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này không đổi, vì hiệu điện thế U tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. 3. Vẽ sơ đồ 4 - 5. 4. Công thức tính điện trở tương đương đối của: a) Đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1\) và \(R_2\) mắc nối tiếp:....... b) Đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1\) và \(R_2\) mắc song song: ........ 5. a) Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên ba lần? b) Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần? c) Vì sao dựa vào điện trở suất có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm? d) Hệ thức nào thể hiện mối liên hệ giữa điện trở suất R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn? Lời giải chi tiết: 4. Công thức tính điện trở tương đương đối của: a) Đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1\) và \(R_2\) mắc nối tiếp: \(R_{tđ} = R_1 + R_2\) b) Đoạn mạch gồm hai điện trở \(R_1\) và \(R_2\) mắc song song: \(\dfrac{1}{R_{td}}=\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}}.\) 5. a) Khi chiều dài của nó tăng lên ba lần thì điện trở của dây dẫn cũng tăng 3 lần b) Khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần thì điện trở của dây dẫn giảm đi 4 lần c) Vì điện trở suất đồng nhỏ hơn điện trở suất của nhôm. d) Hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa điện trở suất R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn là R = ρ(l/S). 6-7. 6. a. Biến trở là một điện trở có thể ........ và có thể được dùng để ............. b. Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước ..... và có trị số được ........... hoặc được xác định theo các ......... 7. a) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết ...... b) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích ........ Lời giải chi tiết: 6. a. Biến trở là một điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được dùng để thay đổi, điều chỉnh cường độ dòng điện b. Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước nhỏ và có trị số được ghi sẵn hoặc được xác định theo các vòng màu. 7. a) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó. b) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn đó. 8 - 9 8. Hãy cho biết: a) Điện năng sử dụng bởi một dụng cụ được xác định theo công suấu. Hiệu điện thế, cường độ dòng điện và thời gian sử dụng bằng các công thức nào? b) Các dụng cụ điện có dụng gì trong việc biến đổi năng lượng? Nêu một số ví dụ. 9. Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-xơ. Lời giải chi tiết: 8. a) Ta có: \(A = P .t = U.I.t\) b) Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ: - Bóng đèn dây tóc nóng sáng biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng và một phần nhỏ thành năng lượng ánh sáng. 9. - Năng lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. - Hệ thức của định luật: Q = I2Rt. - Bếp điện, nồi cơm điện, bàn là điện, mỏ hàn điện…biến đổi hầu hết điện năng thành nhiệt năng. 10 - 11. 10. Các quy tắc cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện: 11. a) Phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì: b) Các cách tiết kiệm điện năng: Lời giải chi tiết: 10. - Chỉ làm thí nghiệm dành cho học sinh THCS với hiệu điện thế dưới 40V. - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện theo đúng quy định - Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với mỗi dụng cụ điện dùng ở mạng điện gia đình - Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện gia đình. - Ở gia đình, trước khi thay bóng đèn hỏng phải ngắt công tắc hoặc rút cầu chì của mạch điện có bóng đèn và đảm bảo cách diện giữa cơ thể người và nền nhà, tường gạch. - Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ hay thiết bị điện. 11. a) Phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì: - Trả tiền điện ít hơn, do đó giảm bớt chi tiêu cho gia đình hoặc cá nhân - Các thiết bị và dụng cụ điện được sử dụng bền lâu hơn, do đó cũng góp phần giảm bớt chi tiêu về điện. - Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm. - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất, cho các vùng miền khác còn chưa có điện hoặc cho xuất khẩu. b) Các cách tiết kiệm điện năng: - Sử dụng các dụng cụ hay thiết bị có công suất hợp lí, vừa đủ mức cần thiết - Chỉ sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc cần thiết. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|